Thứ Ba, 20/12/2022 14:11

Chính sách ngân hàng 2022: Xoay quanh trái phiếu và tín dụng (kỳ 1)

Ngành ngân hàng năm 2022 nổi lên những câu chuyện xoay quanh trái phiếu và tín dụng, do đó các chính sách cũng hình thành từ câu chuyện tín dụng của ngân hàng.

Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi tỷ lệ nợ xấu dưới 3%

Theo Thông tư 16/2021/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/01/2022 và thay thế Thông tư 22/2016/TT-NHNN, Thông tư 15/2018/TT-NHNN, tổ chức tín dụng (TCTD) chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi TCTD đó có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với TCTD trước thời điểm mua trái phiếu doanh nghiệp.

Ngoài ra, TCTD không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong các trường hợp: Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác; trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động.

TCTD không được bán trái phiếu doanh nghiệp cho công ty con của mình, trừ trường hợp TCTD là bên nhận chuyển giao bắt buộc bán trái phiếu doanh nghiệp cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền.

Sửa quy định về cho vay đặc biệt với TCTD được kiểm soát đặc biệt

NHNN ban hành Thông tư 13/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2021/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt.

Thông tư 13 đã bổ sung, sửa đổi một số quy định liên quan đến giá trị tài sản bảo đảm, tỷ lệ quy đổi tài sản bảo đảm. Cụ thể, đối với giấy tờ có giá, tỷ lệ bằng tỷ lệ tối thiểu giữa giá trị giấy tờ có giá và số tiền cho vay có bảo đảm cầm cố giấy tờ có giá của NHNN đối với TCTD theo quy định trong từng thời kỳ. Đối với tài sản bảo đảm theo quy định, tỷ lệ bằng 120%.

Trường hợp có tài sản bảo đảm không đáp ứng đủ các điều kiện dẫn đến tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện thấp hơn số dư nợ gốc vay đặc biệt thì bên đi vay phải hoàn thành việc thực hiện quy định để tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện không thấp hơn số dư nợ gốc vay đặc biệt, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện thấp hơn số dư nợ gốc đặc biệt.

Trong trường hợp bên đi vay đã sử dụng hết tài sản bảo đảm quy định, bên đi vay có thể dùng tài sản khác làm tài sản bảo đảm để vay đặc biệt, gia hạn vay đặc biệt đối với các khoản vay đặc biệt còn dư nợ như: Thế chấp quyền đòi nợ phát sinh từ khoản cấp tín dụng của bên đi vay đối với khách hàng (trừ TCTD); thế chấp quyền tài sản là khoản lãi phải thu phát sinh từ khoản cấp tín dụng của bên đi vay đối với khách hàng (trừ TCTD).

Thông tư 13 có hiệu lực từ ngày 28/10/2022. Kể từ ngày này , đối với khoản vay đặc biệt phát sinh từ ngày 27/10/2021 và còn số dư đến ngày Thông tư có hiệu lực thi hành, trên cơ sở áp dụng tỷ lệ quy đổi tài sản bảo đảm quy định tại Thông tư, TCTD được sử dụng tài sản bảo đảm đang thế chấp tại NHNN để tiếp tục vay đặc biệt, bảo đảm tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện không thấp hơn tổng số tiền vay đặc biệt.

Các trường hợp phải đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài

Thông tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/11/2022 đã quy định rõ các trường hợp phải đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài.

Theo đó, khoản vay nước ngoài phải thực hiện đăng ký với NHNN bao gồm khoản vay trung, dài hạn nước ngoài và khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 1 năm.

Ngoài ra, khoản vay ngắn hạn không có thỏa thuận gia hạn nhưng còn dư nợ gốc (bao gồm cả nợ lãi được nhập gốc) tại thời điểm tròn 1 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp bên đi vay hoàn thành thanh toán dư nợ gốc nói trên trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ thời điểm tròn 1 năm tính từ ngày rút vốn đầu tiên cũng thuộc trường hợp phải đăng ký với NHNN.

Trước ngày 15/11/2022, Thông tư 03/2016/TT-NHNN quy định: Trừ trường hợp bên đi vay hoàn thành việc trả nợ khoản vay trong thời gian 10 ngày kể từ thời điểm tròn 1 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

Đón đọc kỳ 2: Lãi suất và những vấn đề khác

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Lãi suất ngân hàng cao, người dân đi gửi tiền tăng vọt (19/12/2022)

>   TPBank triển khai chương trình cho vay lên tới 5,000 tỷ đồng với nhiều ưu tiên cho phát triển xanh, xuất khẩu và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ (19/12/2022)

>   Lãi suất ngân hàng 'nhảy múa': Tuýt còi, hãm phanh lãi suất huy động (19/12/2022)

>   Giá USD vẫn ở mức thấp (18/12/2022)

>   LienVietPostBank mua lại trước hạn 1,100 tỷ đồng trái phiếu (17/12/2022)

>   Cổ đông HDBank thông qua phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế và nâng “room ngoại” (16/12/2022)

>   Năm 2022, CIC đã cập nhật thông tin cho 1.2 triệu khách hàng, dư nợ quy đổi 798,900 tỷ đồng (16/12/2022)

>   Các ngân hàng đồng thuận đưa lãi suất huy động về dưới 9.5%/năm (16/12/2022)

>   NHNN niêm yết giá mua USD trở lại (15/12/2022)

>   KienlongBank nâng cấp thành công hệ thống core thẻ mới (15/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật