Thứ Năm, 29/12/2022 09:45

Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 ước tăng 7.8%

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) có xu hướng giảm trong quý 4 do đơn hàng sụt giảm, chi phí đầu vào ở mức cao và thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu, trong đó tháng 12/2022 ước giảm 1% so với tháng trước và chỉ tăng 0.2% so với cùng kỳ năm trước, tính chung quý 4/2022 tăng 3%. Chỉ số IIP năm 2022 ước tăng 7.8%. 

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2022 ước tính tăng 7.69% so với năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8.10%, đóng góp 2.09 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7.05%, đóng góp 0.26 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7.45%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 5.19% (do sản lượng khai thác than tăng 4.7% và khí đốt thiên nhiên dạng khí tăng 8.3%), đóng góp 0.17 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Chỉ số IIP có xu hướng giảm trong quý 4 do đơn hàng sụt giảm, chi phí đầu vào ở mức cao và thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu, trong đó tháng 12/2022 ước giảm 1% so với tháng trước và chỉ tăng 0.2% so với cùng kỳ năm trước, tính chung quý 4/2022 tăng 3%. Chỉ số IIP năm 2022 ước tăng 7.8%, trong đó một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao: Sản xuất đồ uống tăng 32.3%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 19.2%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 19.1%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tre nứa tăng 17.2%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 15.6%; sản xuất trang phục tăng 14.8%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 12.3%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 10%. Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sản xuất kim loại giảm 2.5%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 6.6%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 so với năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở 02 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2022 tăng cao so với năm trước: Bia tăng 35.3%; thủy hải sản chế biến tăng 15.7%; linh kiện điện thoại tăng 15.1%; ô tô tăng 14.9%; xăng, dầu tăng 13.7%; sơn hóa học tăng 10.4%; thép thanh, thép góc và xe máy cùng tăng 9.9%; bột ngọt 9.3%; giày, dép da tăng 8.8%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với năm trước: Dầu mỏ thô khác và ti vi các loại cùng giảm 1.3%; thức ăn cho thủy sản giảm 3.8%; phân hỗn hợp NPK giảm 7.7%; điện thoại di động giảm 9.1%; sắt, thép thô giảm 12.3%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2022 tăng 0.3% so với tháng trước và giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2022, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7.1% so với năm 2021 (năm trước tăng 4.8%).

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/12/2022 tăng 10.1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 13.9% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 21.3%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân năm 2022 là 78.1% (năm 2021 là 79.2%).

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/12/2022 tăng 0.4% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 0.3% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0.1% và tăng 0.9%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0.4% và tăng 0.9%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0.5% và giảm 0.1%. Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0.1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 2.7% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 0.4% và tăng 0.2%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí không đổi và tăng 0.1%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0.1% và tăng 1.2%.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Cứ sai phạm thì đổ lỗi 'do xã hội hóa'? (29/12/2022)

>   Vì sao cựu Chủ tịch AIC bị đề nghị tăng nặng trách nhiệm hình sự? (29/12/2022)

>   Cựu Chủ tịch Công ty AIC bị đề nghị tăng nặng trách nhiệm hình sự (28/12/2022)

>   Phát lộ hàng trăm dự án điện mặt trời tại Khánh Hòa, Ninh Thuận dính sai phạm (28/12/2022)

>   108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong năm 2022 (27/12/2022)

>   TPHCM dẫn đầu cả nước về thu hút FDI năm 2022 (27/12/2022)

>   Trung Quốc mở cửa biên giới, dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ 'bùng nổ' (27/12/2022)

>   Bộ Công Thương: Đặt nhiều mục tiêu lớn cho năm 2023 (27/12/2022)

>   Đưa doanh nghiệp Nhà nước trở lại quỹ đạo phát triển (27/12/2022)

>   Hạn ngạch nhập khẩu đường tăng thêm 200.000 tấn (26/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật