Thứ Sáu, 11/11/2022 11:22

Khủng hoảng thị trường TPDN: Hiệu ứng domino đã diễn ra?

Trong thời gian qua, vấn đề thanh khoản của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) bị sụt giảm, nhất là sau vụ việc tại Vạn Thịnh Phát. Đáng ngại hơn, có ý kiến cho rằng hiệu ứng domino cũng đã diễn ra, các thị trường khác cũng bị ảnh hưởng.

Tại hội thảo “Thanh khoản thị trường qua lăng kính quỹ đầu tư” do Báo Đầu tư tổ chức sáng ngày 11/11, ông Cao Minh Hoàng, Giám đốc đầu tư Quỹ IPAAM cho biết, lượng trái phiếu sắp đáo hạn trong tháng 11,12 tới đây, nếu không tính các tổ chức tín dụng cũng lên đến vài chục ngàn tỷ đồng. Đến quý 1/2023, lượng trái phiếu đáo hạn còn cao hơn.

Dòng vốn liên tục chảy nhưng đang có dấu hiệu tạm dừng do niềm tin bị lung lay thì vấn đề là cơ quan quản lý cần có những quỹ (như quỹ bình ổn trái phiếu) để tham gia thị trường, bù đắp lại về thanh khoản. Đây là yếu tố rất cần thiết, nhà đầu tư tổ chức hay cá nhân đều rất mong chờ cơ chế đó từ cơ quan quản lý.

Khi gỡ rối được thanh khoản trong ngắn hạn, lòng tin sẽ trở lại rất nhanh và thị trường sẽ lại phát triển theo cách hiệu quả như thời gian qua.

Ông Cao Minh Hoàng, Giám đốc đầu tư Quỹ IPAAM

Còn theo ông Mai Cường, Phó giám đốc Khối phát triển kinh doanh Quỹ PVI AM, hiệu ứng domino đã xảy ra trên một phương diện nào đó, từ việc thị trường cổ phiếu bị suy giảm, rồi các vấn đề giải chấp thường xuyên xảy ra và thị trường bất động sản cũng suy giảm. Hiệu ứng domino rất nghiêm trọng về kinh tế vĩ mô.

Khi Nhà nước đang cố gắng bình ổn về vĩ mô thì hiệu ứng domino xảy ra có nghĩa các tài sản của chúng ta bị sụt giảm và liên quan đến không phải một chủ thể mà có rất nhiều chủ thể, bao gồm cả các ngân hàng, khi mà tài sản đảm bảo chủ yếu là các bất động sản. Khi toàn bộ tài sản đảm bảo bị giảm giá, đồng nghĩa các nhà đầu tư sẽ phải bổ sung thêm tài sản đảm bảo, mà trong điều kiện thị trường thanh khoản kém như hiện tại, có bán ra bất kỳ tài sản nào cũng phải bán ra rất rẻ, và tìm người mua tương đối khó.

“Hiệu ứng domino đã xảy ra rồi, giải pháp ngăn chặn chỉ có một cách là các nhà đầu tư nên ngồi lại với nhau và có thể giãn cách tiến độ bán tài sản ra. Khi đó, cơ quan quản lý phải điều phối lại vấn đề này”, ông Cường nói thêm.

Ông Cường cho rằng, biện pháp trước mắt vẫn là vấn đề về niềm tin, khủng hoảng ở đâu thì xử lý ở đó, khủng hoảng niềm tin thì chỉ có mỗi cách là xử lý về khủng hoảng niềm tin. Hiện nay, vĩ mô không phải là yếu tố quan trọng nhất, nó chỉ có tác động tương đối vào thị trường.

Ông Mai Cường

Làm gì để giải quyết thanh khoản trên thị trường vốn?

Theo ông Hoàng, trong quá khứ có một số giai đoạn thanh khoản trên thị trường có phần bị giảm sút, như năm 2011 lượng tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) mua vào cũng rất cao, khiến thanh khoản toàn hệ thống sụt giảm để kiềm chế lạm phát.

Hiện tại, ưu tiên kiềm chế lạm phát cũng được đặt lên hàng đầu, vấn đề thanh khoản chưa phải là quá cạn kiệt, nhưng kết hợp với một số yếu tố phát sinh trong tháng 10 vừa qua khiến vòng quay tài sản có phần chậm lại, dẫn đến thanh khoản sụt xuống.

Kinh nghiệm để vượt qua thì theo thời gian, lượng tiền được bơm ra bởi NHNN theo kế hoạch là tiếp tục tăng trưởng, room tín dụng sẽ được mở lại vào năm sau. Quan trọng chúng ta có chờ được đến tháng 1 năm sau để room tín dụng sẽ được cấp vốn cho toàn nền kinh tế. Trong tháng 11 và tháng 12 sắp tới, thời điểm cuối năm và cận Tết thì thanh khoản trên toàn hệ thống lại có phần giảm sút.

Ông Hoàng cho rằng, đề xuất của Hiệp hội BĐS TPHCM về việc cấp room tín dụng khoảng 1-2% bổ sung cho giai đoạn cuối của năm đâu đấy sẽ giải quyết khá êm thấm vấn đề thanh khoản trên thị trường vốn.

Ông Mai Cường thì đưa ra kịch bản thị trường sẽ bình ổn trở lại trong vòng khoảng 1 tháng tới, khi hiện tượng bán tháo hay các công cụ trên thị trường đã phát huy tác dụng qua các điều hành vĩ mô của Nhà nước. Tuy nhiên, những yếu tố bên ngoài tác động không thể lường trước được, đó là những biến số tương đối khó.

Phương Châu

FILI

Các tin tức khác

>   Chính phủ yêu cầu sớm có giải pháp xử lý các khó khăn liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp (11/11/2022)

>   TVSI công bố kế hoạch mua lại trái phiếu của nhiều doanh nghiệp trong quý 4/2022 và năm 2023 (10/11/2022)

>   BAF chốt triển khai huy động 600 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi (10/11/2022)

>   Trái phiếu doanh nghiệp: Tốt hay xấu? (10/11/2022)

>   Cổ phiếu xuống giá thê thảm, DIG hoán đổi tài sản đảm bảo cho 3 lô trái phiếu 3.5 ngàn tỷ đồng (09/11/2022)

>   VBMA: Chỉ có duy nhất 1 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 10 (09/11/2022)

>   Hàn Quốc, Trung Quốc kích hoạt quỹ bình ổn trái phiếu doanh nghiệp, Việt Nam chỉ cần giải pháp cho lòng tin (08/11/2022)

>   Không phải sân chơi của tất cả (07/11/2022)

>   Niềm tin vỡ vụn (07/11/2022)

>   SCB thông tin thêm về các vấn đề liên quan trái phiếu doanh nghiệp (06/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật