Thứ Năm, 10/11/2022 13:00

Trái phiếu doanh nghiệp: Tốt hay xấu?

Thời gian gần đây, trái phiếu doanh nghiệp trở thành từ khóa tiêu cực trên thị trường tài chính chứng khoán. Sau loạt sai phạm, bắt bớ ở Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát, giới đầu tư trở nên e dè với trái phiếu doanh nghiệp. Vô hình trung tạo thành luồng quan điểm rằng trái phiếu doanh nghiệp là sản phẩm đầu tư xấu và có tính lừa đảo.

Hiểu đúng về trái phiếu doanh nghiệp

Tiếng xấu từ các vụ sai phạm trái phiếu doanh nghiệp có biến kênh đầu tư này thành kênh kém hấp dẫn?

Khác với cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp là một loại công cụ nợ - phát hành để vay tiền. Nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp thực chất là được công ty vay tiền.

Khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư (trái chủ) được trả lợi tức thay vì được chia lợi nhuận. Nói cách khác, trái chủ vẫn có thể nhận lãi trái phiếu ngay cả khi doanh nghiệp kinh doanh không tốt.

Một điểm quan trọng là khi doanh nghiệp phá sản, trái chủ và chủ nợ sẽ được ưu tiên thanh toán trước. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu nằm ở hàng thanh toán cuối cùng, sau khi tất cả các khoản nợ khác đã được trả.

Điểm quan trọng này làm cho trái phiếu doanh nghiệp có nhiều ưu điểm hơn so với cổ phiếu, lợi tức cố định và được ưu tiên chi trả; đồng thời, giá trị khoản đầu tư cũng ít biến động nhiều vì giá trái phiếu không biến động mạnh như giá cổ phiếu.

Còn với cổ phiếu, nhà đầu tư mua cổ phiếu (cổ đông) thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp trên tinh thần “lời ăn lỗ chịu”. Thông qua góp vốn, cổ đông sẽ được chia lợi tức nếu như doanh nghiệp làm ăn có lời. Ngoài ra, giá của cổ phiếu tăng, giảm giúp nhà đầu tư có thể kiếm lời từ mua, bán cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, giá cổ phiếu có thể giảm mạnh. Trường hợp doanh nghiệp phá sản, cổ đông góp vốn sẽ là người được hoàn trả cuối cùng.

Trái phiếu, tất nhiên, cũng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Phát hành trái phiếu giúp các công ty huy động thêm tiền mặt mà không phải vay ngân hàng, bán vốn cổ phần (phát hành thêm cổ phiếu) hoặc tìm kiếm các nhà đầu tư mạo hiểm.

Không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn tạo ra một loại hình đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư cá nhân, bên cạnh các sản phẩm đầu tư truyền thống. Nếu doanh nghiệp hoạt động tốt, đầu tư sinh lời và thu được dòng tiền từ các dự án thì trái phiếu doanh nghiệp sẽ là khoản đầu tư tốt.

Nhưng giới tài chính luôn nằm lòng thành ngữ “high risk high return” - lợi nhuận càng cao rủi ro càng lớn, như một lời nhắc nhở nhà đầu tư. Rủi ro lớn nhất là sở hữu trái phiếu của các doanh nghiệp khó khăn. Không ít doanh nghiệp sau khi phát hành trái phiếu với mục tiêu gọi vốn đã phá sản sau một thời gian và không có khả năng hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho các nhà đầu tư.

Ở góc độ này, nhà đầu tư cần nâng cao nhận thức và hiểu biết để kiểm soát rủi ro, nhất là nhà đầu tư cá nhân vốn có ít lợi thế về thông tin và kỹ năng nghiệp vụ phân tích tài chính.

Để tăng độ an toàn, nhà đầu tư nên chọn mua trái phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu, đã có lịch sử phát triển bền vững trong nhiều năm. Thông thường, lãi suất trái phiếu do những đơn vị này phát hành chỉ cao hơn 1-2%/năm so với lãi suất tiết kiệm, nhưng lại là một sự lựa chọn tương đối an toàn cho nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần xem xét kỹ tính chuyên nghiệp của tổ chức tư vấn phát hành, đơn vị trung gian giữa doanh nghiệp phát hành trái phiếu và nhà đầu tư để đảm bảo minh bạch thông tin cho nhà đầu tư ra quyết định.

Nhà đầu tư nên cẩn trọng với những trái phiếu không minh bạch thông tin về tổ chức phát hành, đặc điểm trái phiếu, các điều kiện và yếu tố rủi ro của trái phiếu. Lãi suất chào lại cao là dấu hiệu trái phiếu tiềm ẩn rủi ro lớn.

Tiềm năng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Về dài hạn, trái phiếu doanh nghiệp vẫn được đánh giá là kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp và kênh đầu tư hấp dẫn.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp được xem là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Cụ thể, cấu trúc dẫn vốn cho nền kinh tế trong năm 2021 như sau: vốn tín dụng ngân hàng chiếm 47%, vốn huy động từ thị trường cổ phiếu lần đầu phát hành ra công chúng (IPO) và thông qua bán cổ phiếu theo nhiều hình thức khác khoảng 3.2% và thông qua thị trường trái phiếu khoảng 21.5%.

Theo chiến lược tài chính của Chính phủ, dư nợ trái phiếu và trái phiếu doanh nghiệp cần đạt 47% GDP và 20% GDP vào năm 2025 và đạt 58% GDP và 25% GDP vào năm 2030.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới bắt đầu hình thành từ năm 2000, bắt đầu phát triển kể từ năm 2011. Quy mô trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam tăng từ 4.1% GDP năm 2011 lên 14.8% năm 2021. Tuy nhiên, quy mô trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia khác như Hàn Quốc (khoảng 87%), Malaysia (56%), Singapore (38%), Trung Quốc (36.5%) và Thái Lan (25%).

Nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sơ cấp chủ yếu vẫn là các tổ chức tín dụng, chiếm gần 30% số lượng nhà đầu tư tham gia năm 2021 và chỉ khoảng 8.36% là nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, nhà đầu tư cá nhân trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp lên tới 25 - 30%. Điều này cho thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đang rất tiềm năng, có nhiều dư địa để phát triển và rất được các nhà đầu tư cá nhân quan tâm.

Bên cạnh đó, các khung pháp lý cũng bắt đầu hoàn thiện và các nhà đầu tư cá nhân sẽ được bảo vệ tốt hơn. Cụ thể, Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP ngày 16/09/2022, được sửa đổi từ Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 để sửa đổi hoặc bổ sung một số quy định theo hướng tăng cường tính công khai, minh bạch cho hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư dễ dàng và an toàn hơn trong việc lựa chọn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Khi chi phí vốn vay ngân hàng ngày một tăng, khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng ngày càng khó khăn do chính sách tiền tệ thắt chặt đi kèm với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ về thị trường trái phiếu, kỳ vọng thị trường trái phiếu sẽ là một kênh đầu tư tiềm năng trong thời gian tới. Đây cũng là một kênh đầu tư khá triển vọng, trung hòa được rủi ro cũng như khả năng sinh lợi của 2 kênh đầu tư thị trường cổ phiếu và gửi tiết kiệm.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu xuống giá thê thảm, DIG hoán đổi tài sản đảm bảo cho 3 lô trái phiếu 3.5 ngàn tỷ đồng (09/11/2022)

>   VBMA: Chỉ có duy nhất 1 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 10 (09/11/2022)

>   Hàn Quốc, Trung Quốc kích hoạt quỹ bình ổn trái phiếu doanh nghiệp, Việt Nam chỉ cần giải pháp cho lòng tin (08/11/2022)

>   Không phải sân chơi của tất cả (07/11/2022)

>   Niềm tin vỡ vụn (07/11/2022)

>   SCB thông tin thêm về các vấn đề liên quan trái phiếu doanh nghiệp (06/11/2022)

>   Làm gì để tránh làn sóng bond run? (05/11/2022)

>   Quỹ trái phiếu VNDBF lãi gần 3.7 tỷ đồng trong quý 3/2022 (04/11/2022)

>   Kiến Vàng Invest rút bớt tài sản đảm bảo cho 2 lô trái phiếu (04/11/2022)

>   Bộ Tài chính: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn rất tiềm năng (04/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật