Thứ Ba, 29/11/2022 19:33

Bài cập nhật 

Góc nhìn 30/11: Đà tăng đang được ủng hộ

Theo TPS, thị trường tăng kèm thanh khoản cao cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã tích cực hơn và họ sẵn sàng trả giá cao hơn thay vì phân vân như trước đó. Chỉ báo Relative Strength Index (RSI) duy trì đà tăng sau khi vượt mức 50 điểm thể hiện nhịp hồi phục của thị trường vẫn đang được ủng hộ.

Đà tăng đang được ủng hộ

CTCK Tiên Phong (TPS): VN-Index có phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp cùng thanh khoản bùng nổ (đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2022). Kết quả này cho thấy tín hiệu tích cực sau chuỗi ngày giảm điểm kéo dài cùng thanh khoản ảm đạm.

Thị trường tăng kèm thanh khoản cao cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã tích cực hơn và họ sẵn sàng trả giá cao hơn thay vì phân vân như trước đó. Chỉ báo Relative Strength Index (RSI) duy trì đà tăng sau khi vượt mức 50 điểm thể hiện nhịp hồi phục của thị trường vẫn đang được ủng hộ.

Với đà hồi phục hiện tại, đường SMA 50 ngày đang là kháng cự tiếp theo mà chỉ số cần chinh phục trước khi test mức 1,100 điểm.

Duy trì tỷ trọng cổ phiếu 40%

CTCK Ngân ngoại Thương Việt Nam (VCBS): Tốc độ giao dịch trong phiên 29/11 có phần chậm lại khi chỉ số chung tiến vào khu vực kháng cự 1,020 - 1,030. Về góc nhìn kỹ thuật, VN Index kết phiên tiếp tục tạo nến xanh tăng điểm giúp duy trì đà phục hồi. Tuy nhiên, tại khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã ở mức cao, chạm 80 báo hiệu cho việc rung lắc có thể sẽ xảy ra trong quá trình đi lên. Nếu diễn biến tích cực được duy trì, VN-Index sẽ hướng lên khu vực 1,050 và xa hơn là 1,080 tương ứng với 2 ngưỡng 0.618 và 0.5 của thang đo Fibonacci thoái lui.

Các nhà đầu tư tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu hợp lý dưới 40% tài khoản, tận dụng những phiên tăng điểm mạnh để hiện thực hóa lợi nhuận từng phần thay vì tiếp tục mua đuổi cổ phiếu ở mức giá cao.

Có áp lực rung lắc

CTCK Asean (Aseansc): Phiên 29/11, bên mua đang chiếm ưu thế, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào thị trường, và xu hướng ngắn hạn trở nên tích cực hơn. Tuy nhiên, thị trường có thể gặp áp lực rung lắc trong phiên 30/11. Dự báo trong phiên giao dịch 30/11, chỉ số VN-Index có thể giao dịch giằng co trong phiên sáng giữa vùng kháng cự 1,040 - 1,050 điểm, và vùng hỗ trợ 1,020 - 1,030 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Khả năng mở rộng nhịp hồi phục vẫn cao

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Lực cầu từ bên mua áp đảo bên bán đã giúp cho chỉ số chinh phục thành công ngưỡng cản xa quanh 1,020 với thanh khoản cải thiện tích cực. Mặc dù áp lực rung lắc sẽ càng trở nên rõ nét hơn quanh vùng kháng cự gần là 1,04x, cơ hội mở rộng nhịp hồi phục ngắn hạn của VN-Index vẫn tiếp tục được đánh giá cao.

NĐT được khuyến nghị gia tăng tỷ trọng quanh vùng hỗ trợ gần của các cổ phiếu mục tiêu nhưng khống chế tỷ trọng ở mức an toàn.

Hình thành mẫu hình “three solders”

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC): Phiên 29/11, VN-Index đã hình thành mẫu hình “three soldiers” với thanh khoản ủng hộ đà tăng của chỉ số. Trong ngắn hạn, có khả năng VN-Index sẽ bứt được lên khỏi vùng kháng cự 1,030 - 1,040 và sớm tiến lên chinh phục tiếp ngưỡng kháng cự tiếp theo 1,070.

Rung lắc tại vùng 1,035-1,050

CTCK Tân Việt (TVSI): Chỉ số dự báo sẽ có rung lắc tại vùng kháng cự ngắn hạn quanh mốc giá trị 1,035-1,050 trong các phiên sắp tới nhưng sẽ sớm tiếp tục đà tăng giá trở lại.

VN-Index hướng về vùng kháng cự ngắn hạn 1,040-1,050

CTCK Mirae Asset: Sau khi kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ 1,000 điểm, VN-Index tiếp tục bứt phá và hướng về vùng kháng cự ngắn hạn 1,040-1,050.

Hồi phục ngắn hạn

CTCK KB (KBSV): Mặc dù áp lực rung lắc sẽ càng trở nên rõ nét hơn quanh vùng kháng cự gần là 104x, cơ hội mở rộng nhịp hồi phục ngắn hạn của VN-Index vẫn tiếp tục được đánh giá cao. Nhà đầu tư được khuyến nghị gia tăng tỷ trọng quanh vùng hỗ trợ gần của các cổ phiếu mục tiêu nhưng khống chế tỷ trọng ở mức an toàn.

Rung lắc

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Yuanta cho rằng thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp rung lắc khi các chỉ số tiến sát đường trung bình 50 phiên. Đồng thời, khối lượng giao dịch trên sàn HOSE tăng mạnh và bằng 73% khối lượng giao dịch kỷ lục trong tháng 11/2021 cho thấy dòng tiền ngắn hạn tăng mạnh và phân bổ đồng đều giữa các nhóm cổ phiếu. Ngoài ra, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên các chỉ số có thể sẽ chưa thể vượt hoàn toàn đường trung bình 50 phiên. Chỉ báo tâm lý ngắn hạn tăng mạnh cho thấy các nhà đầu tư ngắn hạn đang lạc quan hơn với diễn biến hiện tại và cơ hội ngắn hạn tiếp tục gia tăng, đặc biệt rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục tận dụng nhịp điều chỉnh trong 1-2 phiên tới để mua mới và gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

Đông Tư

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 29/11: Tiếp diễn đà tăng giá (28/11/2022)

>   Chọn VRE, VNM và KBC để đầu tư? (28/11/2022)

>   Góc nhìn tuần 28/11 - 02/12: Xu hướng tăng ngắn hạn trở lại? (27/11/2022)

>   VNDIRECT: Becamex dự thu 5,000 - 5,200 tỷ đồng từ chuyển nhượng dự án cho CapitaLand (26/11/2022)

>   Góc nhìn 25/11: Rung lắc mạnh vẫn có thể xảy ra (24/11/2022)

>   Giữ vững ''phòng tuyến'' chống lạm phát, tạo động lực cho thị trường (25/11/2022)

>   Góc nhìn 23/11: Tiếp tục giảm điểm? (22/11/2022)

>   Chứng khoán biến động bất thường? (22/11/2022)

>   VinaCapital: Mối lo "thắt chặt tín dụng" đối với thị trường chứng khoán Việt Nam có thể sớm lắng dịu (22/11/2022)

>   Góc nhìn 22/11: Tích lũy trên mức 950 điểm? (21/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật