Thứ Hai, 14/11/2022 20:16

Bài cập nhật

Góc nhìn 15/11: Chưa thoát khỏi xu hướng giảm giá

SHS cho rằng VN-Index chưa thoát khỏi xu hướng giảm giá kéo dài nối các đỉnh giá cao nhất tháng 08, 09 và 11/2022 cho đến nay.

Kiểm định vùng tâm lý 900 điểm

CTCK Mirae Asset: VN-Index hồi phục trong phiên về ngưỡng hỗ trợ 940 điểm. Nếu rủi ro tiếp tục gia tăng và dòng tiền chưa quay lại thị trường thì vùng hỗ trợ và cũng là vùng tâm lý 900 điểm có thể được kiểm định.

Điểm sáng từ khối ngoại

CTCK Tân Việt (TVSI): Thị trường vẫn đang cho thấy tình trạng mất cân bằng cung cầu khi nhiều cổ phiếu dư bán giá sàn mặc dù thanh khoản chung toàn thị trường ở mức thấp. Động thái mua ròng mạnh của khối ngoại là điểm sáng duy nhất vào lúc này và đây cũng là phiên mua ròng mạnh thứ hai liên tiếp. Đồng USD hạ nhiệt nhanh chóng trong tuần qua cộng với định giá nhiều cổ phiếu ở mức hấp dẫn đang thúc đẩy khối này mua vào. Tuy nhiên, trong nội tại thị trường mức độ chênh lệch cung cầu hiện vẫn chưa được giải quyết với áp lực bán tháo và giải chấp ở nhiều cổ phiếu.

Rơi về mốc 900 điểm

CTCK Tiên Phong (TPS): Sau nỗ lực trở lại trên mức tâm lý 1,000 điểm không thành, VN-Index giảm điểm mạnh với mẫu hình nến gần giống Black Opening Marubozu và rời khỏi mức 950 điểm cho thấy sự áp đảo của bên bán trong phiên. Cùng với đó, việc khối lượng giao dịch tăng cao khi thị trường giảm mạnh và sụt giảm khi thị trường hồi phục thể hiện tâm lý của nhà đầu tư vẫn đang nghiêng về vị thế bán. Với diễn biến hiện tại, VN-Index nhiều khả năng sẽ rơi về mốc 900 điểm.

Mốc 900 điểm trong ngắn hạn

CTCK Ngân hàng Ngoại thương (VCBS): Mẫu hình Falling Window một lần nữa xuất hiện cho thấy sự tiêu cực của thị trường vẫn đang ở mức cao và tâm lý bi quan của nhà đầu tư chưa thể được cải thiện. Bên cạnh việc 2 chỉ báo MACD và RSI hướng xuống xóa đi cơ hội tạo phân kỳ dương 3 đoạn, chỉ báo ADX và DI- đồng loạt hướng lên báo hiệu việc nhịp giảm chưa thể kết thúc. Mốc 900 điểm tương đương với thang đo Fibonacci 1.0 sẽ là vùng điểm mà VN-Index có thể hướng đến trong ngắn hạn

Tiếp tục điều chỉnh

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Với xu hướng giảm điểm trong trung hạn vẫn đóng vai trò chủ đạo, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục trải qua các nhịp điều chỉnh trong những phiên tiếp theo trước khi thiết lập một mặt bằng giá vững chắc hơn.

Chưa thoát khỏi xu hướng giảm giá 

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS)Mặc dù tính từ đỉnh giá cao nhất năm 2022 VN-Index đã rất giảm mạnh từ vùng 1,530-1,536 điểm, nhưng VN-Index vẫn trong tình trạng tê liệt với chỉ số RSI tuần dưới vùng 30 trong 07 tuần liên tiếp (ở thời điểm giảm mạnh do đại dich Covid tháng 03/2020 thì chỉ số RSI nằm dưới vùng 30 trong 07 tuần liên tiếp mới hồi phục). Xu hướng ngắn hạn VN-Index vẫn chưa thực sự tích cực khi giá đáy sau vẫn thấp hơn đáy trước. VN-Index cũng chưa thoát khỏi xu hướng giảm giá kéo dài nối các đỉnh giá cao nhất tháng 08, 09 và 11/2022 cho đến nay.

Tiếp tục đà giảm

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Yuanta cho rằng thị trường có thể sẽ duy trì đà giảm trong phiên kế tiếp (15/11). Đồng thời, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao cho thấy áp lực giảm giá chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong ngắn hạn, điểm tích cực là dòng tiền có dấu hiệu phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, đặc biệt là dòng tiền chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trong khi đó nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ vẫn tiếp tục đà giảm mạnh. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tiếp tục giảm mạnh vào vùng bi quan quá mức cho thấy các nhà đầu tư ngắn hạn vẫn còn rất bi quan và thị trường thường xuất hiện các nhịp hồi phục ngắn hạn trong giai đoạn này.

Yuanta hạ mức kháng cự ngắn hạn của chỉ số VN-Index xuống mức 990.5 điểm và nếu chỉ số VN-Index vượt được mức kháng cự này thì xu hướng ngắn hạn có thể sẽ tích cực hơn.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục đứng ngoài thị trường và chờ điểm xác nhận xu hướng tăng của thị trường. Tỷ trọng cổ phiếu chỉ nên giữ ở mức thấp từ 20-25% danh mục.

Áp lực giảm điểm

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC): Tâm lý thị trường suy yếu, hoạt động giải chấp và tín hiệu kỹ thuật tiếp tục suy yếu cho thấy áp lực giảm điểm vẫn chiếm ưu thế. BSC duy trì quan điểm thận trọng và hạn chế giao dịch trong các phiên tới.

Đức Đỗ

FILI

Các tin tức khác

>   Triển vọng nào dành cho VEA, DHG và GMD? (14/11/2022)

>   Góc nhìn tuần 14 - 18/11: Thận trọng vì rủi ro giảm vẫn còn (13/11/2022)

>   Mùa sales từ thị trường chứng khoán (10/11/2022)

>   Góc nhìn 11/11: Về vùng 900 điểm? (10/11/2022)

>   Chứng khoán: Nhìn dài hạn sẽ thấy điểm tích cực (10/11/2022)

>   Chứng khoán Maybank: VN-Index sẽ đi ngang mốc 1,000 điểm (09/11/2022)

>   Góc nhìn 09/11: Tích lũy tạo đáy trung hạn ở vùng 950 - 1,000 điểm? (08/11/2022)

>   CTS: Tỷ giá USD/VND ổn định và giảm dần trong nửa cuối năm 2023 (08/11/2022)

>   Mirae Asset: Thị trường chứng khoán sẽ tìm điểm cân bằng trong tháng 11 (08/11/2022)

>   Góc nhìn 08/11: Tiếp tục quán tính giảm điểm? (07/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật