Thứ Ba, 01/11/2022 20:03

Bài cập nhật 

Góc nhìn 02/11: Chịu áp lực giảm trở lại?

TVSI cho rằng VN-Index sẽ chịu áp lực giảm trở lại và đây là điều thường thấy trong quá trình thiết lập vùng đáy.​

Tiếp tục rung lắc

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Vùng cản gần quanh 1,040 (+-5), tương ứng với MA20, đã cho phản ứng và khiến cho đà tăng tích cực của chỉ số không duy trì được đến cuối phiên. Mặc dù cơ hội mở rộng nhịp hồi phục vẫn hiện hữu, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục trải qua những diễn biến rung lắc trong phiên kế tiếp nhằm thiết lập một mặt bằng giá vững chắc hơn với vùng hỗ trợ gần được đặt quanh 1,020 (+-5).

Tâm lý nhà đầu tư đang lương lự

CTCK Ngân hàng Ngoại thương (VCBS): Áp lực bán một lần nữa gia tăng mạnh khi VN-Index tiếp cận khu vực 1,050 cho thấy vùng điểm này đang là kháng cự mạnh của thị trường. Kết phiên, VN Index tạo nến doji cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá lưỡng lự. Bên cạnh đó, tại khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã tạo 2 đỉnh cùng với việc MACD cũng đã có xu hướng bẻ ngang cho thấy VN-Index sẽ có thể rung lắc mạnh hơn trong nhịp phục hồi này.

Chịu áp lực giảm trở lại

CTCK Tân Việt (TVSI): TVSI cho rằng phiên giao dịch ngày mai (02/11) thị trường sẽ chịu áp lực giảm trở lại và đây là điều thường thấy trong quá trình thiết lập vùng đáy. Ở góc độ PTKT quá trình tạo đáy này được xác nhận kết thúc cho tới khi VN-Index đóng cửa phiên vượt qua vùng 1,065 điểm.

Kỳ vọng vượt vùng kháng 1,060 - 1,070 điểm

CTCK MB (MBS): Tín hiệu phân kỳ với đường RSI của chỉ số VN-Index và tín hiệu tích cực từ chỉ báo MACD đang hỗ trợ cho chỉ số VN-Index có thể vượt qua ngưỡng MA20 cũng như vùng kháng cự 1,060-1,070 điểm. Thị trường trong nước đang có độ trễ so với chứng khoán thế giới, MBS kỳ vọng thị trường sẽ vượt vùng kháng 1,060-1,070 điểm để hướng tới mục tiêu 1,150 điểm, nơi có mặt của đường MA50.

Gặp khó tại đường SMA 20 ngày

CTCK Tiên Phong (TPS): Đà tăng của VN-Index tiếp tục gặp khó tại đường SMA 20 ngày. Hình ảnh bóng nến trên xuất hiện tại kháng cự này cho thấy lực bán đã trở lại tại đây. Nếu có thể chinh phục được đường MA này, chỉ số sẽ có cơ hội tiến lên mức đỉnh tháng 10/2022. Ngược lại, chỉ số nhiều khả năng sẽ tiếp tục tích lũy trên mức 1,000 điểm.

Rung lắc khiến VN-Index thu hẹp về cuối ngày

CTCK Asean (Aseansc): Trong phiên giao dịch tới, chỉ số VN-Index sẽ có quán tính tăng điểm trong phiên sáng để kiểm định vùng kháng cự gần 1,035-1,040 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1,045-1,050 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày.

Kiểm tra lại các vùng kháng cự tiếp theo tương ứng 1,035-1,040 điểm

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Độ rộng thị trường cải thiện tích cực với nhiều mã tiếp tục phục hồi sau giai đoạn giảm giá mạnh, số lượng mã cải thiện, thoát khỏi xu hướng giảm gia gia tăng, tâm lý ngắn hạn cũng bắt đầu cải thiện, thoát khỏi tình trạng bi quan kéo dài. VN-Index kết thúc giai đoạn giảm giá mạnh ngắn hạn kéo dài từ cuối tháng 08/2022 khi bắt đầu áp dụng chu kỳ thanh toán T+2. Tiếp tục phục hồi kiểm tra lại các vùng kháng cự tiếp theo tương ứng 1,035-1,040 điểm.

Nhà đầu tư duy trì tỷ trọng hợp lý. Có thể xem xét, chọn lọc giải ngân gia tăng tỷ trọng. Ưu tiên các mã cơ bản tốt, tỷ trọng tiền mặt cao, các mã ít chịu ảnh hưởng từ diễn biến của tình hình trái phiếu doanh nghiệp hiện nay.

Tiếp tục giằng co với biên độ hẹp

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Yuanta cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục giằng co với biên độ hẹp quanh đường trung bình 20 phiên của chỉ số VN-Index (tức là mức 1,040 điểm) trong phiên giao dịch tới (02/11). Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên thị trường có thể sẽ tiếp tục đi ngang và dòng tiền vẫn còn phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu khi đây là mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2022. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục tăng nhẹ cho thấy cơ hội mua ngắn hạn tiếp tục gia tăng.

Điểm tích cực là dòng tiền có dấu hiệu gia tăng vào nhóm cổ phiếu ngân hàng và nhóm này hỗ trợ chính cho đà hồi phục của thị trường chung. Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của nhóm Ngân hàng vẫn duy trì ở mức tăng cho nên rủi ro ngắn hạn của thị trường chung vẫn đang có chiều hướng giảm khi được hỗ trợ từ nhóm cổ phiếu này.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục đứng ngoài thị trường và chờ đợi điểm xác nhận xu hướng tăng. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao và tỷ trọng tiền mặt cao thì có thể xem xét mua thăm dò với tỷ trọng thấp dưới 5% danh mục.

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   CTS: Việt Nam sẽ thiếu hụt hơn 13 tỷ kWh điện vào năm 2023 (01/11/2022)

>   Góc nhìn 01/11: Mở rộng đà phục hồi (31/10/2022)

>   Triển vọng lạc quan nào cho VHC, QTP và STK? (31/10/2022)

>   Góc nhìn tuần 31/10 - 01/11: VN-Index kiểm tra kháng cự 1,045? (30/10/2022)

>   Góc nhìn 28/10: Kháng cự ở vùng 1,040 điểm? (27/10/2022)

>   Chủ động để ứng phó linh hoạt khi tỷ giá tăng (27/10/2022)

>   Góc nhìn 27/10: Rung lắc và giằng co? (26/10/2022)

>   Góc nhìn 26/10: VN-Index cần tạo mặt bằng giá vững hơn (25/10/2022)

>   PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Các thị trường đầu tư sẽ có nhiều cơ hội để bật lên trong dài hạn (25/10/2022)

>   Góc nhìn 25/10: Giằng co? (24/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật