Thứ Ba, 22/11/2022 08:36

EVN đề xuất khung giá cho điện gió, điện mặt trời

Theo đề xuất của EVN, giá phát điện với các dự án điện mặt trời trong khoảng 1.187-1.570 đồng/kWh, điện gió dao động 1.590-1.945 đồng/kWh, tùy loại hình.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa kiến nghị Bộ Công Thương áp dụng khung giá phát điện với các dự án điện mặt trời, gió chuyển tiếp.

Đến ngày 16/11, EVN cho biết chỉ nhận được phản hồi từ chủ đầu tư cho 208 nhà máy điện. Theo đó, có 99 nhà máy điện mặt trời và 109 nhà máy điện gió đã ký hợp đồng mua bán điện với tập đoàn.

EVN đưa ra 4 phương án tính toán dựa trên số liệu đầu vào theo cung cấp của các chủ đầu tư dự án, như: Suất đầu tư; tỷ lệ vốn vay ngoại tệ/nội tệ; lãi suất vốn vay nội, ngoại tệ; thuế thu nhập doanh nghiệp và điện năng giao nhận bình quân của các dự án.

Ở phương án 1, giá phát điện với nhà máy điện mặt trời mặt đất bình quân khoảng 1.482,74 đồng/kWh; điện mặt trời nổi 1.740,84 đồng/kWh; điện gió trên bờ 1.590,88 đồng/kWh, trên biển 1.971,12 đồng/kWh.

Phương án 2, giá điện mặt trời mặt đất khoảng 1.508,39 đồng/kWh; điện mặt trời nổi 1.569,83 đồng/kWh; điện gió trên bờ 1.597,55 đồng/kWh và trên biển là 1.944,91 đồng/kWh.

Phương án 3, Nhà máy điện mặt trời mặt đất 1.508,76 đồng/kWh; điện mặt trời nổi không đủ dữ liệu tính toán; điện gió trên bờ 1.630,21 đồng/kWh và trên biển 1.973,99 đồng/kWh.

Phương án 4 được EVN tính cho Nhà máy điện mặt trời Phước Thái 2 và 3, lần lượt là 1.187,96 đồng và 1.251,66 đồng mỗi kWh.

Với các dữ liệu thu thập được đến ngày 16/11, EVN kiến nghị áp dụng khung giá phát điện của từng loại hình là giá trị nhỏ nhất trong các kết quả tính toán theo 4 phương án. Cụ thể, giá điện mặt trời mặt đất là 1.187,96 đồng/kWh; điện mặt trời nổi 1.569,83 đồng/kWh; điện gió trên bờ là 1.590,88 đồng/kWh và trên biển là 1.944,91 đồng/kWh.

EVN cũng cho hay đã sử dụng số liệu báo cáo của các chủ đầu tư nên không đủ cơ sở xác định tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của số liệu. Vì vậy, các chủ đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của số liệu báo cáo và tuân thủ quy định pháp luật trong thực hiện dự án; các thông số tính toán chỉ là giả thiết của EVN và cần phải được thẩm tra, quyết định bởi Bộ Công Thương.

Theo thống kê của EVN, hiện có 62 dự án điện gió với tổng công suất 3.479 MW đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN nhưng do giá FIT (giá mua điện ưu đãi) hết hạn nên chưa có giá bán điện và 5 dự án/phần dự án điện mặt trời với tổng công suất 452,62 MW đang chờ xác định giá điện.

Thanh Thương

Zing

Các tin tức khác

>   Vụ buôn lậu gần 200 triệu lít xăng: ‘Ông trùm’ gặp Giám đốc Công an ở quán cà phê để đầu thú? (21/11/2022)

>   3 Tập đoàn SCG, Amata, CP muốn mở rộng thị trường tại Việt Nam (21/11/2022)

>   Cựu Tổng Giám đốc Công ty Dược Cửu Long khai động cơ 'ỉm' 3,8 triệu USD (21/11/2022)

>   Lao động bị ảnh hưởng do doanh nghiệp thiếu đơn hàng (21/11/2022)

>   Hàng không "nóng" cao điểm Tết (21/11/2022)

>   Chính phủ sẽ mạnh dạn cho các địa phương Vùng Tây Nguyên thí điểm chính sách đặc thù (20/11/2022)

>   Chủ tịch Bình Dương nêu loạt biện pháp ‘hạ nhiệt’ làn sóng lao động nghỉ việc (20/11/2022)

>   Cần khung pháp lý cao nhất để phát triển năng lượng tái tạo (19/11/2022)

>   Tận dụng các FTA: Gia tăng cơ hội thúc đẩy hoạt động xuất khẩu (19/11/2022)

>   Vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đặc biệt nghiêm trọng, 'chưa từng có' (19/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật