Thứ Sáu, 18/11/2022 06:40

Doanh nghiệp phải đối mặt với biến động chưa từng có

Trung bình mỗi tháng hơn 18.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động nhưng có tới 12.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Nói cách khác, cứ 10 doanh nghiệp gia nhập mới và quay trở lại thì có 7 doanh nghiệp tạm thời hoặc vĩnh viễn rút lui khỏi thị trường.

Tại diễn đàn “Kinh tế Việt Nam năm 2023 - Cùng doanh nghiệp vượt sóng” diễn ra chiều 17/11, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đánh giá, cộng đồng doanh nghiệp vẫn bị tổn thương nghiêm trọng trước những khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước.

Theo ông Phòng, trung bình mỗi tháng hơn 18.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động nhưng có tới 12.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Nói cách khác, cứ 10 doanh nghiệp gia nhập mới và quay trở lại thì có 7 doanh nghiệp tạm thời hoặc vĩnh viễn rút lui khỏi thị trường.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Hải Minh - Phó Chủ tịch EuroCham Việt Nam - chia sẻ, kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Các khó khăn từ việc gián đoạn chuỗi cung ứng vì dịch bệnh. Tuy nhiên, niềm tin của doanh nghiệp châu Âu về môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam trong quý III năm nay vẫn duy trì ở mức khá.

“Bên cạnh điểm tích cực, môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều rào cản với doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam. Tiêu biểu như hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành vẫn còn quá nhiều, trình tự, thủ tục và phương thức kiểm tra chưa thống nhất; còn nhiều quy định chưa phù hợp, quá mức cần thiết. Nguyên tắc quản lý rủi ro được áp dụng chưa đầy đủ, thực chất, dẫn đến tỷ lệ kiểm tra còn cao. Tỷ lệ hàng hóa miễn kiểm tra còn hạn chế; chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành...”, ông Nguyễn Hải Minh cho biết.

Theo ông Hải Minh, thị trường châu Âu hiện nay có xu hướng tiêu dùng quan tâm nhiều đến môi trường, xã hội, doanh nghiệp nhiều hơn. Khi muốn tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn châu Âu, doanh nghiệp Việt cần nắm bắt điều này.

Người dân đến làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp (ảnh minh họa).

Ông Nguyễn Hồng Long - Phó trưởng ban chuyên trách Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp - dự báo, sắp tới đây doanh nghiệp phải đối mặt nhiều khó khăn, trong đó có những vấn đề về tín dụng, thuế và thị trường bất động sản. Có rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi các giao dịch bất động sản bị thu hẹp, ảnh hưởng lớn đến tín dụng. Cùng với đó, những sự cố trên thị trường chứng khoán xảy ra liên tục, chưa bao giờ thị trường biến động xuống thấp như hiện nay.

“Nhiều doanh nghiệp dệt may cho biết vẫn chưa ký được đơn hàng mới cho năm 2023, hay một số ngành nghề khác cũng thiếu vắng đơn hàng. Trong khó khăn sẽ bật ra những doanh nghiệp mới”, ông Long cho biết.

Quỳnh Nga

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Sản xuất chip, chất bán dẫn giúp nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam (17/11/2022)

>   Công ty đường sắt TPHCM liên tục 'cầu cứu' vì phải... ngồi chơi (17/11/2022)

>   Cục Hàng không Việt Nam lần đầu lên tiếng về việc IPP Air Cargo xin dừng cuộc chơi (17/11/2022)

>   Trình lần 6 Quy hoạch điện 8: Chưa cho phép triển khai 39 dự án/phần dự án (17/11/2022)

>   Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chậm triển khai các dự án giao thông (17/11/2022)

>   Treo biển hết xăng cả tuần vẫn không tìm được nguồn cung ứng (16/11/2022)

>   Chính phủ ‘thúc’ tiến độ dự án hồ chứa nước hơn 1.200 tỷ đồng ở Bình Thuận (16/11/2022)

>   Đề xuất cấm xe khách giường nằm vào trung tâm TP HCM từ 6 đến 22 giờ (16/11/2022)

>   Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án quy định về vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí (16/11/2022)

>   Tin giả như 'bóng ma' tác động rất khủng khiếp, có thể làm doanh nghiệp sụp đổ (15/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật