Thứ Sáu, 18/11/2022 13:58

Cử tri đề nghị Hà Nội 'siết' điều chỉnh quy hoạch, giảm thiểu lấp ao hồ

Liên quan vấn đề quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch, cử tri kiến nghị Hà Nội cần hạn chế thấp nhất việc điều chỉnh quy hoạch làm giảm diện tích đất xây dựng các công trình phúc lợi, công cộng, giảm thiểu lấp ao, hồ.

Đề nghị ‘siết’ điều chỉnh quy hoạch

Cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm kiến nghị UBND TP Hà Nội cần quan tâm thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch kiến trúc, đảm bảo các đồ án quy hoạch, các dự án khu đô thị, công trình xây dựng phù hợp chỉ tiêu quy hoạch phân khu đô thị, giữ đúng định hướng ban đầu của quy hoạch.

“Thành phố cần hạn chế thấp nhất việc điều chỉnh quy hoạch làm giảm diện tích đất xây dựng các công trình phúc lợi, công cộng”, cử tri kiến nghị.

Cử tri kiến nghị Hà Nội cần hạn chế thấp nhất việc điều chỉnh quy hoạch làm giảm diện tích đất xây dựng các công trình phúc lợi, công cộng, giảm thiểu lấp ao, hồ. Ảnh: Hàng loạt dự án cao ốc hai bên tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu (Hà Nội), bị Thanh tra Bộ Xây chỉ ra hàng loạt vi phạm trong quy hoạch, xây dựng, có dự án điều chỉnh tăng từ 5 tầng thành 30 tầng, nhiều dự án “ăn bớt” diện tích trồng cây xanh.

Trả lời kiến nghị cử tri, UBND TP Hà Nội cho biết, Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259 ngày 26/7/2011. Trong đó, xác định lộ trình theo từng giai đoạn với mục tiêu "xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển bền vững, có cơ sở hạ tầng xã hội kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, phát triển hài hòa giữa văn hóa, bảo tồn di sản, di tích lịch sử, với phát triển kinh tế, trong đó chú trọng kinh tế trí thức và bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng an ninh theo hướng liên kết vùng, quốc gia, quốc tế…”.

Theo UBND TP Hà Nội, việc điều chỉnh quy hoạch được kiểm soát ngày càng chặt chẽ, đảm bảo tuân thủ điều kiện điều chỉnh quy hoạch của Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng. Kết hợp các công cụ quản lý bao gồm quy hoạch các loại, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc các cấp độ,... cơ bản đủ điều kiện giải quyết về quy hoạch kiến trúc, đáp ứng yêu cầu trong việc đầu tư xây dựng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của TP.

Trong thời gian tới, UBND TP Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện nâng cao chất lượng trong công tác quy hoạch, quản lý đô thị, kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển và quản lý đô thị, khai thác sử dụng tài nguyên hiệu quả…

Không xem xét điều chỉnh quy hoạch giảm diện tích cây xanh, ao hồ

Trước đó, hồi tháng 7/2022, UBND TP Hà Nội có Kế hoạch 190 về tăng cường sự lãnh đạo, khắc phục các tồn tại hạn chế trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch trên địa bàn TP...

Theo đó, UBND TP thừa nhận những tồn tại, bất cập trong công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và quản lý quy hoạch, kiến trúc trên địa bàn thành phố như: Tiến độ triển khai các nhiệm vụ, đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc… còn chậm. Chất lượng một số đồ án quy hoạch còn có bất cập về cập nhật hiện trạng dự án, sử dụng đất, tính đồng bộ trong quy hoạch, kiến trúc, tính khả thi… Việc phát triển đô thị và nông thôn theo quy hoạch còn thiếu công cụ kiểm soát, hạn chế về chất lượng, thẩm mỹ; thiếu nguồn lực và các điều kiện thực hiện quy hoạch.

Hà Nội yêu cầu không xem xét đối với việc điều chỉnh quy hoạch làm giảm diện tích đất xây dựng các công trình phúc lợi, công viên cây xanh, ao, hồ...

Những hạn chế, tồn tại nêu trên do sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp có lúc, có nơi chưa kịp thời, sâu sát, quyết liệt. Thể chế quản lý còn hạn chế, bất cập; năng lực, nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức ở một số nơi còn chưa cao. Các quy định quản lý chưa đồng bộ, chồng chéo, kém hiệu quả, chậm được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung. Công tác kiểm tra, giám sát, sự phối hợp của các sở, ban, ngành thành phố với các địa phương chưa chặt chẽ. Việc kiểm tra, xử lý sai phạm ở một số nơi chưa thường xuyên, còn có tình trạng nể nang, né tránh, chậm xử lý hoặc chưa xử lý quyết liệt, dứt điểm.

Để khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch trên địa bàn, UBND TP yêu cầu các Sở ngành thực hiện hàng loạt nhiệm vụ.

Đặc biệt, UBND TP yêu cầu việc điều chỉnh quy hoạch phải được xem xét một cách thận trọng, khách quan, khoa học, hạn chế thấp nhất việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch làm tăng mật độ dân cư so với quy hoạch được duyệt; không xem xét đối với việc điều chỉnh quy hoạch làm giảm diện tích đất xây dựng các công trình phúc lợi, công viên cây xanh, ao, hồ, công trình phục vụ dân sinh.

Liên quan đến vấn đề quy hoạch tại TP Hà Nội, mới đây Thanh tra Bộ Xây dựng công bố Kết luận thanh tra số 39 về hàng loạt vi phạm trong quy hoạch, xây dựng các dự án cao ốc hai bên tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu.

Theo Kết luận thanh tra, Quy hoạch chi tiết phê duyệt lần đầu đã cơ bản nghiên cứu tính toán sự đáp ứng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Tuy nhiên, khi thực hiện triển khai quy hoạch lại theo đề xuất chủ đầu tư, đã nhiều lần điều chỉnh đồ án hoặc điều chỉnh cục bộ hoặc chấp thuận tổng mặt bằng, phương án thiết kế rồi tiếp tục điều chỉnh cho từng dự án theo hướng chuyển đổi công năng thành nhà ở, tăng thêm tầng cao, tăng thêm diện tích sàn (có dự án điều chỉnh 5 lần, nhiều dự án chuyển chức năng từ văn phòng, từ công cộng thành hỗn hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và căn hộ chung cư để bán), có dự án điều chỉnh tăng từ 5 tầng thành 30 tầng.

Đáng chú ý là việc hàng chục lần UBND TP Hà Nội, Sở Quy hoạch – Kiến trúc điều chỉnh quy hoạch sai quy định pháp luật, nhồi cao ốc tăng gấp 6 lần. Trong đó, nhiều dự án ở đây còn “ăn bớt” diện tích trồng cây xanh.

Ninh Phan

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Đánh giá kỹ lưỡng 2 phương án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo (17/11/2022)

>   TP.HCM muốn làm thêm nhiều cao tốc và đường sắt đô thị (17/11/2022)

>   Phát triển đô thị ở nước ta còn dàn trải gây lãng phí đất (17/11/2022)

>   Bộ Quốc Phòng chấp thuận quy hoạch sân bay quân sự thành chuyên dùng tại Bình Phước (15/11/2022)

>   Kiên Giang bán đấu giá đất khu sân bay Phú Quốc cũ (14/11/2022)

>   Khởi công 12 gói thầu đầu tiên của cao tốc Bắc-Nam trước ngày 31/12 (11/11/2022)

>   TP.HCM khởi động Vành đai 4, tính phương án làm cầu vượt sông Sài Gòn (10/11/2022)

>   Bà Rịa - Vũng Tàu muốn 'rót' hơn 9.000 tỷ đồng làm 13km cao tốc (09/11/2022)

>   Đề xuất đầu tư thêm 6 tuyến metro hơn 200.000 tỷ đồng ở TP.HCM (08/11/2022)

>   Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đầu tiên công bố tuyển nhà thầu để chỉ định thi công (07/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật