Thứ Năm, 17/11/2022 21:00

Ai là nạn nhân của lạm phát?

Lạm phát gia tăng đang kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến chính sách điều hành vĩ mô của các nước trên thế giới. Khi lạm phát xảy ra thì hầu hết mọi thành phần của nền kinh tế đều trở thành nạn nhân của lạm phát và đâu là thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất?

Lạm phát là gì?

  • Sự giảm giá theo thời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hoá và dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó.
  • Sự giảm giá theo thời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hoá và dịch vụ so với cùng thời điểm một năm trước đó.
  • Tình trạng lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của hai loại hàng hoá vào hai thời điểm khác nhau, với giả thiết chất lượng không thay đổi.
  • Tình trạng lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của hai loại hàng hoá vào hai thời điểm khác nhau, với giả thiết chất lượng thay đổi.

Trong kinh tế học, thuật ngữ “lạm phát” được dùng để chỉ sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hoá và dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó. Như vậy tình trạng lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của hai loại hàng hoá vào hai thời điểm khác nhau, với giả thiết chất lượng không thay đổi.

Khi giá trị của hàng hoá và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi, và với cùng một số tiền nhất định, người ta chỉ có thể mua được số lượng hàng hoá ít hơn so với năm trước. Có nhiều dạng lạm phát khác nhau, như lạm phát một con số (single-digit inflation), lạm phát hai con số (double-digit inflation), lạm phát phi mã (galloping inflation), siêu lạm phát (hyper inflation)...

Lạm phát được tính như thế nào?

  • Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện.
  • Các giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả để đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.
  • Thước đo lạm phát phổ biến nhất chính là CPI - Chỉ số giá tiêu dùng (consumer price index) đo giá cả của một số lượng lớn các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, bao gồm thực phẩm, lương thực, chi trả cho các dịch vụ y tế..., được mua bởi "người tiêu dùng thông thường".
  • Tất cả đều đúng.

Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này).

Các giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả để đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.

Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Tuy nhiên, thước đo lạm phát phổ biến nhất chính là CPI - Chỉ số giá tiêu dùng (consumer price index) đo giá cả của một số lượng lớn các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, bao gồm thực phẩm, lương thực, chi trả cho các dịch vụ y tế..., được mua bởi "người tiêu dùng thông thường".

Hiện nay, CPI của Việt Nam đo giá cả của khoảng 400 loại hàng hoá, trong khi đó để tính CPI ở Mỹ người ta điều tra tới 80,000 loại hàng hoá và dịch vụ. Không những thế, CPI còn được tính riêng cho nhóm người tiêu dùng nông thôn, thành thị, công nhân viên chức thành thị...

Ai là nạn nhân của lạm phát?

  • Người có công việc ổn định.
  • Người về hưu, người gửi tiền tiết kiệm, người cho vay nợ...
  • Người không có việc làm.
  • Tất cả đều đúng.

Khi lạm phát xảy ra thì hầu hết mọi thành phần của nền kinh tế đều trở thành nạn nhân của lạm phát, bởi nhìn một cách tổng thể thì mỗi người đều là người tiêu dùng. Tuy nhiên, 3 thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất là:

- Người về hưu: Lương hưu là một trong những “hàng hoá” ổn định nhất về giá cả, thường chỉ được điều chỉnh tăng lên đôi chút sau khi giá cả hàng hoá đã tăng lên gấp nhiều lần.

- Những người gửi tiền tiết kiệm: Hẳn nhiên sự mất giá của đồng tiền khiến cho những người tích trữ tiền mặt nói chung và những người gửi tiền tiết kiệm đánh mất của cải nhanh nhất.

- Những người cho vay nợ: Khoản nợ trước đây có thể mua được một món hàng nhất định thì nay chỉ có thể mua được những món hàng có giá trị thấp hơn. Vậy ai là người được hưởng lợi? Có lẽ khi đồng tiền mất giá dần thì người sung sướng nhất chính là những con nợ vì nay khoản nợ họ phải trả có vẻ nhẹ gánh hơn.

Trạng Chứng

FILI

Các tin tức khác

>   Lực nào cho tăng trưởng? (16/11/2022)

>   Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa đề xuất 5 giải pháp gỡ bí cho tình hình kinh tế hiện tại (15/11/2022)

>   Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý đối với tiền ảo (15/11/2022)

>   Kinh tế Việt Nam: Đừng chỉ nhìn con số ''màu hồng'' (15/11/2022)

>   Ban IV: Phần lớn doanh nghiệp Việt đối diện với tình thế chông chênh (14/11/2022)

>   Báo Đức ca ngợi đường lối và chính sách hiệu quả của Việt Nam (14/11/2022)

>   Quốc hội chính thức thông qua Luật Dầu khí (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao (14/11/2022)

>   Thống nhất các phương hướng, biện pháp lớn thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức (13/11/2022)

>   Đại biểu Quốc hội tranh luận về vai trò của Quỹ bình ổn giá xăng dầu (11/11/2022)

>   Quốc hội ''chốt'' tăng lương cơ sở lên 1.8 triệu đồng từ 1/7/2023 (11/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật