Thứ Bảy, 26/11/2022 11:10

143 dự án bị vướng mắc pháp lý

Văn bản gửi đến Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND TPHCM, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết một số vướng mắc, khó khăn của thị trường BĐS và các doanh nghiệp BĐS.

HoREA cho biết, theo báo cáo của Sở Xây dựng TPHCM, giai đoạn 2016-2022, toàn thành phố có 1,532 dự án có sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các dự án BĐS, đô thị, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội của khu vực tư nhân và các dự án “đầu tư công”. Trong đó, có 451 dự án đã hoàn thành, 703 dự án đang triển khai và có đến 357 dự án quá 3 năm đăng ký kế hoạch sử dụng đất vẫn chưa triển khai thực hiện (dự án treo), mà phần lớn là các dự án “đầu tư công” do phụ thuộc vào việc cân đối nguồn vốn ngân sách, tài chính của chủ đầu tư nên chưa thực hiện được hoặc chỉ thực hiện một phần công tác giải phóng mặt bằng.

Trong đó chủ yếu do vướng mắc về phương án giá bồi thường, mặc dù hàng năm thành phố đều ban hành quyết định “hệ số điều chỉnh giá đất” cao hơn từ 4 - 35 lần giá đất trong bảng giá đất để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng. Các dự án treo này đã làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân có đất bị thu hồi.

Trong số 703 dự án thuộc diện “đang triển khai” (không thuộc trường hợp bị thu hồi dự án) thì đang có khoảng 143 dự án bị “vướng mắc pháp lý” nên chưa thực hiện được hoặc chỉ thực hiện được một phần dự án hoặc phải tạm dừng dự án.

Bên cạnh đó, hiện nay TPHCM có khoảng 64 dự án BĐS, đô thị, nhà ở thương mại, nhà ở tái định cư sử dụng đất có nguồn gốc “đất công” thuộc các trường hợp do “sắp xếp lại, xử lý tài sản công” hoặc do “di dời nhà xưởng ô nhiễm” hoặc do “cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước” mà chưa hoàn tất các thủ tục theo quy định của pháp luật thuộc diện phải rà soát lại về pháp lý nên đã bị dừng triển khai thực hiện, dừng thi công; dừng các thủ tục xác định tiền sử dụng đất hoặc tiền sử dụng đất bổ sung; dừng thủ tục cấp Giấy chứng nhận (sổ hồng) cho chủ đầu tư, người mua nhà; không được huy động vốn bán nhà ở hình thành trong tương lai… nên các chủ đầu tư và người mua nhà tại dự án này rất khó khăn. 

Đồng thời, từ khi Luật nhà ở 2014 có hiệu lực, trong giai đoạn 2015 - 2020 TPHCM có khoảng 126 dự án nhà ở thương mại không được công nhận chủ đầu tư do có quỹ đất hỗn hợp gồm “đất ở và các loại đất khác” hoặc có “đất khác không phải là đất ở” như chỉ có “đất nông nghiệp” hoặc “đất phi nông nghiệp không phải là đất ở” như đất ruộng, đất trồng cây cao su, đất nhà xưởng.

Đến khi Luật Đầu tư 2020 sửa đổi, bổ sung thì mới công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại thêm 1 trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng “đất ở và các loại đất khác”.

Ngoài ra, một số dự án bất động sản, đô thị, nhà ở thương mại từ năm 2015 trở về trước bị “dở dang”, không thể triển khai thực hiện hoàn thành dự án chủ yếu là do “vướng” bồi thường giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân chính là do chủ đầu tư dự án yếu kém năng lực, nhất là năng lực tài chính.

HoREA cho rằng do “vướng mắc pháp lý” nên thị trường BĐS phát triển chưa minh bạch, công bằng, chưa an toàn, lành mạnh, chưa ổn định, bền vững, thể hiện qua mô hình thị trường BĐS như hình “kim tự tháp bị lộn ngược đầu”, do tỷ lệ nhà ở cao cấp chiếm đến khoảng 80%, còn lại là nhà ở trung cấp, không còn loại nhà ở giá vừa túi tiền và rất thiếu nhà ở xã hội.

Tình trạng thị trường BĐS bị “lệch pha cung - cầu”, “lệch pha phân khúc thị trường”, cơ cấu sản phẩm nhà ở bị mất cân đối đã dẫn đến hệ quả là tình trạng giá nhà đất tăng liên tục đi liền với các đợt “sốt ảo” giá nhà đất trong hơn 5 năm qua. Giá nhà đã vượt quá khả năng thanh toán của người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị.

Thu Minh

FILI

Các tin tức khác

>   HoREA đề xuất gia hạn kỳ hạn trái phiếu thêm 1 năm, cho phép NĐT không chuyên mua trái phiếu riêng lẻ (25/11/2022)

>   Không đẩy hết rủi ro cho doanh nghiệp (25/11/2022)

>   Doanh nghiệp bất động sản: Ngậm ngùi lương, thưởng cuối năm (24/11/2022)

>   Bộ Xây dựng công bố kế hoạch thanh tra năm 2023 (23/11/2022)

>   Bộ lọc để khơi thông dòng vốn (22/11/2022)

>   Nơi rầm rộ tách thửa, nơi tìm cách bỏ cọc đấu giá (22/11/2022)

>   Giải mã tình trạng đóng băng, vướng mắc của thị trường BÐS: Mỏi mòn chờ vốn (22/11/2022)

>   'Trị bệnh' sợ trách nhiệm, sợ sai để gỡ vướng thị trường bất động sản (21/11/2022)

>   Chu kỳ 10 năm khủng hoảng bất động sản và những điều khác biệt (21/11/2022)

>   Doanh nghiệp bất động sản đã "học được các bài học đắt giá" (21/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật