Thứ Ba, 04/10/2022 08:54

Vì sao phải mua dự án BOT 'chết yểu'?

Sau hơn 10 năm triển khai đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức BOT (đầu tư xây dựng - khai thác - chuyển giao) ngoài các dự án phát huy hiệu quả, có nhiều dự án bị dư luận phản ứng, nhà đầu tư muốn bỏ, trả lại dự án. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất: dùng ngân sách mua lại các dự án, trạm thu phí “chết yểu”...

Thu phí tại trạm BOT cầu Thái Hà không đủ để DN trả lãi ngân hàng. Ảnh: Trọng Đảng

Bài 1: Thông xe gần 3 năm, doanh thu 0 đồng

Nhà nước chủ trương huy động nguồn lực xã hội cho các dự án hạ tầng giao thông là đảm bảo hài hòa giữa 3 bên (Nhà đầu tư- Người dân - Nhà nước) và hình thức BOT chỉ dành cho các dự án mới. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, cơ quan có thẩm quyền đã cho thực hiện nhiều dự án BOT theo diện cải tạo, nâng cấp đường đã có, vậy nên khi thu phí, người dân phản đối quyết liệt...

Dự án BOT cầu Thái Hà vượt sông Hồng, nối đường 2 tỉnh Thái Bình và Hà Nam đã đi vào hoạt động 4 năm, song chưa có năm nào trạm thu phí tại đây đạt phương án tài chính. Do doanh thu đang bị âm nên hiện nay một số khoản chi như trả lãi ngân hàng, chi duy tu bảo dưỡng cầu và đường dẫn…, chủ đầu tư phải “khoanh” lại.

Để giảm chi phí, giảm lỗ, DN vận hành dự án là Công ty Cổ phần BOT cầu Thái Hà (Công ty Thái Hà) phải cắt giảm tối đa nhân viên chốt trực tại trạm thu phí, nhân viên giám sát.

Ghi nhận thực tế thấy, tại trạm thu phí qua cầu Thái Hà doanh thu sụt giảm về âm, đơn vị quản lý cắt giảm số nhân viên vận hành, giám sát tại trạm, chỉ duy trì tại trạm mỗi bên 1 làn thu phí.

Ông Đặng Văn Hợi, Phó Giám đốc Cty Thái Hà (liên danh giữa Cty TNHH Tiến Đại Phát - Cty CP Tư vấn và Xây dựng Phú Xuân và Cty CP Đầu tư và Xuất nhập khẩu Bình Minh) cho biết, trước việc dự án bị vỡ phương án tài chính, nhà đầu tư đã có văn bản kêu cứu đến nhiều cơ quan có thẩm quyền, trong đó có Bộ GTVT.

Đến nay, một trong những phương án mà Bộ GTVT đưa ra là cho phép trạm kéo dài thu phí so với hợp đồng, tuy nhiên do phương án tài chính không đạt, lãi mẹ đẻ lãi con do chậm trả nợ khiến dự án càng kéo dài, chi phí càng tăng, dẫn đến nhà đầu tư càng lỗ nặng.

Từ thực tế này, ông Hợi cho biết, giải pháp phù hợp nhất lúc này mà nhà đầu tư muốn Bộ GTVT thực hiện là Nhà nước mua lại dự án.

Dự án đường tránh phía Tây TP Thanh Hóa có tổng mức đầu tư 1.014 tỷ đồng, dự án đã đưa vào khai thác nhiều năm nay. Theo phương án tài chính và hợp đồng BOT mà Bộ GTVT ký với nhà đầu tư là Cty Cổ phần BOT đường tránh Thanh Hóa, sau khi thông xe, trạm thu phí sẽ được đặt tại trạm dốc Xây (QL1A), thị xã Bỉm Sơn để hoàn vốn dự án, trả lãi vay ngân hàng và duy tu tuyến đường trong vòng 13 năm 8 tháng.

Tuy nhiên, đã sau 3 năm, tuyến đường thông xe, số phí thu được để hoàn vốn cho dự án là “0 đồng”.

Có mặt dự án này để tìm hiểu, chúng tôi thấy đường BOT mới đưa vào sử dụng chưa được lâu nhưng mặt đường nhỏ hẹp (chỉ một làn xe/chiều đường), mặt đường lún, xuống cấp… Tại một số vị trí tuyến đường đi qua, đoạn cầu Thọ Hạc (phường Trường Thi, TP Thanh Hóa; cây xăng Vĩnh Ngọc (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa); nút giao Quốc lộ 47… bờ lan can hư hỏng, đứt gãy nhiều vị trí, mặt đường tại đây cũng lún nứt, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ trâu. Tại những bờ lan can sắt gãy đổ, cỏ và cây dại đã quấn kín.

Anh Nguyễn Thanh Tùng, người dân sống ở phường Đông Cương, TP Thanh Hóa, nơi tuyến đường tránh đi qua cho biết, tuyến đường đang xuống cấp trầm trọng, các vị trí mặt đường lún, lan can hư hỏng đã tồn tại nhiều năm nay, ảnh hưởng đến giao thông, đi lại nhưng chưa được đơn vị có chức năng nào sửa chữa. Trạm thu phí hoàn vốn của dự án được đặt ở khu vực dốc Xây (Bỉm Sơn) trên QL1A hiện đang bỏ không nhiều năm nay.

Trạm thu phí chắn ngang QL1A bị bỏ không vừa mất mỹ quan vừa gián tiếp gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Đề cập giải pháp xử lý dự án của nhà đầu tư hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Hiếu, đại diện Cty Cổ phần BOT đường tránh Thanh Hóa cho biết, Bộ GTVT có đưa ra phương án di dời trạm về đúng tuyến đường của dự án đầu tư.

Tuy nhiên, phương án này trái với hợp đồng BOT và trên đường do dự án đầu tư không thể xây dựng trạm thu phí, vì có tới 16 điểm giao cắt đồng mức với đường địa phương. Phương án xử lý hợp lý nhất là Bộ GTVT có giải pháp mua lại dự án.

Tại dự án làm tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và nâng cấp QL3 qua Thái Nguyên, theo phương án tài chính mà DN đã ký với Bộ GTVT, mỗi tháng 2 trạm thu phí của dự án sẽ thu được khoảng 17 - 18 tỷ đồng.

Dự án đã hoàn thành, đi vào hoạt động từ năm 2017 nhưng doanh thu trung bình mỗi tháng tại dự án chỉ khoảng 2,2 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là, dự án chỉ có một trong 2 trạm tại đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) thu được phí, còn trạm thứ 2 trên QL3 qua Thái Nguyên (cải tạo, nâng cấp) dù đã dựng trạm thu phí nhưng phải bỏ không nhiều năm nay, vì bị người dân địa phương phản đối.

Mặc dù DN triển khai dự án là Cty TNHH BOT Thái Nguyên - Chợ Mới đã giảm phí cho người dân xung quanh trạm (bán kính 30 km) nhưng với lý do thu như thế là phí chồng phí, người dân vẫn phản đối.

Để xử lý tình trạng trên, ông Nguyễn Văn Vinh, Phó Giám đốc Cty TNHH BOT Thái Nguyên - Chợ Mới (liên danh giữa Tổng Cty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco4) - Công ty CP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc - Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại Trường Lộc) cho biết, để hoàn số vốn đầu tư cho dự án hơn 2.747 tỷ đồng, nhà đầu tư đã thu phí trong vòng 16 năm 4 tháng.

Hiện nay, dự án đã qua thời điểm vàng để thu phí ở trạm thu phí số 2 trên QL3 nên nhà đầu tư rất muốn Bộ GTVT mua lại dự án, để nhà đầu tư được chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Cầu BOT Thái Hà nối 2 tỉnh Thái Bình và Hà Nam đang bị vỡ phương án tài chính

Doanh thu 0 đồng

dự án BOT và hoạt động trên nguyên tắc thu phí để vừa hoàn vốn, vừa duy tu, bảo trì sửa chữa đường. Tuy nhiên, tại dự án đường tránh phía Tây TP Thanh Hóa, tuyến đường đã thông xe gần 3 năm nhưng hiện tại số phí thu được là “0 đồng”.

Trao đổi với chúng tôi về sự việc, ông Nguyễn Ngọc Hiếu, đại diện Cty Cổ phần BOT đường tránh Thanh Hóa (liên danh giữa Bitexco - Cienco1 - Vinawaco - Thiết bị xây dựng Hồng Hà - Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Bình Minh - Công trình giao thông I Thanh Hóa) xác nhận sự việc trên và cho biết, theo hợp đồng BOT mà liên danh đã ký với Bộ GTVT, dự án được đặt trạm thu phí trên QL1 đoạn dốc Xây thị xã Bỉm Sơn, tuy nhiên khi nhà đầu tư sử dụng trạm thu phí đã có tại đây để thu phí hoàn vốn dự án thì lại bị Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) và UBND tỉnh Thanh Hóa không đồng tình với lý do người dân, đại biểu Quốc hội phản đối.

Dự án làm đường tránh TP Thanh Hóa là điển hình trong 7 dự án BOT đang có nhiều vướng mắc nhất về thu phí và đặt trạm thu phí, dẫn đến nhà đầu tư vỡ phương án tài chính và nhà đầu tư muốn “trả lại trạm”, “trả dự án” cho cơ quan quản lý.

Cho ý kiến về việc trên, đại diện Tổng cục ĐBVN nói rằng, việc dừng thu phí BOT tại trạm Bỉm Sơn của nhà đầu tư đường tránh Thanh Hóa là hoàn toàn phù hợp chủ trương của Chính phủ, Quốc hội đó là làm đường ở đâu thì thu phí ở đó.

Do vậy, đại diện Bộ GTVT và tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất báo cáo và được Chính phủ đồng ý cho di dời trạm thu về tuyến tránh TP Thanh Hóa. Tuy nhiên, Tổng Cục ĐBVN cũng cho biết, đến nay nhà đầu tư chưa chấp thuận phương án này.

Đề cập nguyên nhân vỡ phương án tài chính của 4 dự án đầu tiên được Bộ GTVT đề xuất chi ngân sách để mua lại (gồm: Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và nâng cấp QL3; cao tốc đoạn La Sơn - Túy Loan (Thừa Thiên Huế), dự án cải tạo, nâng cấp QL91 đoạn qua TP Cần Thơ; dự án đường tránh phía Tây TP Thanh Hóa), lãnh đạo Tổng cục ĐBVN cho biết, các dự án này đều tồn tại bất cập, vướng mắc đã được làm rõ.

Cụ thể, với 4 dự án đầu tiên đã được Bộ GTVT đưa ra phương án sử dụng ngân sách mua lại có các nguyên nhân được xác định: Không thể thu phí theo vị trí đặt trạm tại các tuyến đường của dự án như DN đã ký với Bộ GTVT, dẫn đến doanh thu không đạt theo phương án tài chính; Dự án xây dựng các hầm đường bộ Đèo Cả, Cù Mông và Hải Vân trên cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Thừa Thiên - Huế, không được lập trạm thu phí trên cao tốc La Sơn - Túy Loan theo hợp đồng, dẫn đến tổng số 1.180 tỷ đồng đầu tư hỗ trợ cho dự án chưa có phương án hoàn vốn; dự án cải tạo, nâng cấp QL91 đoạn qua TP Cần Thơ, trạm thu phí T2 của dự án bị thâm hụt nguồn thu lớn...

Tại một số dự án đang bị vỡ phương án tài chính cần được Bộ GTVT có giải pháp xử lý, trong đó có mua lại, gồm: Dự án cầu Thái Hà vượt sông Hồng, nối hai tỉnh Thái Bình - Hà Nam; Dự án xây dựng QL2 đoạn tránh TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc đặt trạm trên địa bàn Hà Nội; Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Đắk Lắk.

Trọng Đảng

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Hàng loạt cây xăng bất ngờ đóng cửa khi giá giảm mạnh (03/10/2022)

>   Ông Vũ Tiến Lộc: Quá đau khi thấy doanh nghiệp FDI khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ (03/10/2022)

>   KCN tại Bình Thuận ước đạt 6,100 tỷ đồng doanh thu 9 tháng đầu năm (03/10/2022)

>   Sức hút của Việt Nam với châu Âu, nhìn từ các công ty Đan Mạch (03/10/2022)

>   Bộ Tài chính: Có đến 6 bộ, 8 địa phương có tỷ lệ giải ngân bằng 0 (03/10/2022)

>   Dùng dằng phân định trách nhiệm, bộ tính sao với chuyện lãng phí nguồn lực xã hội?  (03/10/2022)

>   Doanh nhân Việt thích ứng trước áp lực USD tăng giá (03/10/2022)

>   Chủ tịch Quốc hội kiểm tra dự án sân bay Long Thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành (02/10/2022)

>   Bộ Công Thương giải thích lý do dừng khai thác một phần công suất tại nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam (02/10/2022)

>   Vì sao phải rà soát quốc tịch cổ đông hãng bay “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn? (01/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật