Thứ Bảy, 29/10/2022 16:09

Thu gần 16.000 tỷ đồng liên quan đến án tham nhũng, kinh tế

Với khoản bị thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, các cơ quan chức năng đã thi hành xong 1.900 vụ việc, thu được gần 16.000 tỷ đồng, tăng hơn 290% so với cùng kỳ.

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp diễn ra chiều 28/10, đại diện Bộ Tư pháp cho biết, kết quả thi hành án dân sự năm 2022 (từ tháng 1/10/2021 - 30/9/2022), hệ thống thi hành án dân sự đã thi hành xong hơn 530.000 vụ việc (tăng 44.000 so với cùng kỳ). Tổng số tiền đã thi hành xong là hơn 75.000 tỷ đồng (đạt tỉ lệ 45,42%).

Trong đó, khoản nợ của các tổ chức tín dụng đã thi hành xong trên 6.000 vụ việc, thu được hơn 22.000 tỷ đồng.

Với khoản bị thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, đã thi hành xong 1.900 vụ việc, thu được gần 16.000 tỷ đồng (tăng hơn 290% so với cùng kỳ).

Đại diện Bộ Tư pháp cho hay, thời gian tới sẽ tích cực tổ chức thi hành các vụ án tham nhũng, kinh tế để thu hồi tối đa cho tài sản Nhà nước.

Ông Phan Huy Hiếu, Chánh Văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp.

Ông Phan Huy Hiếu (Chánh Văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp) cho rằng, kết quả công tác thi hành án dân sự liên quan các vụ án tham nhũng, kinh tế, đạt được kết quả như trên là do có nhiều thay đổi đột biến trong việc thi hành.

Theo vị Chánh Văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự, trước kia, cùng một vụ án phải thi hành nhưng phải chia thành nhiều cấp bởi tài sản ở các địa phương khác nhau, nhất là các vụ về tín dụng, ngân hàng. Nhưng từ đầu năm 2022, đơn vị đã hướng dẫn các địa phương đồng loạt triển khai theo hướng dẫn chung để có kết quả tốt.

Mặt khác, Bộ Tư pháp cũng phối hợp chặt hơn với UBND các tỉnh, thành phố để phối hợp thu hồi tài sản. Trước mỗi vụ việc, Tổng cục Thi hành án dân sự gửi tên từng đương sự đến các tỉnh để kiểm tra tài sản che giấu và đã phát hiện rất nhiều tài sản để thu hồi.

Về những khó khăn trong thu hồi, ông Phan Huy Hiếu cho hay, tội phạm thường rất tinh vi, có nhiều thủ đoạn gian manh và đã có sự chuẩn bị trước cho các hậu quả xảy ra.

“Ví dụ trước khi phạm tội, họ đã tẩu tán tài sản cho người khác đứng tên. Một bất cập là chưa có Luật Đăng ký tài sản và người thân của người có chức vụ chưa phải kê khai tài sản nên khó để thu hồi”, ông Hiếu nói.

Một khó khăn khác theo ông Hiếu chia sẻ là nhiều bản án khi tuyên không rõ ràng, chỉ dựa vào kê khai của đương sự.

Hoàng An

Tiền phong

Các tin tức khác

>   OCB thu gần 2,649 tỷ đồng lãi trước thuế sau 9 tháng, “trái ngọt” từ dịch vụ bán lẻ (29/10/2022)

>   Giảm dự phòng rủi ro, BIDV thu lãi trước thuế quý 3 gấp 2.5 lần (29/10/2022)

>   VietinBank: Lãi trước thuế quý 3 tăng 36%, nợ có khả năng mất vốn gấp 2.4 lần (29/10/2022)

>   Sửa đổi quy định cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt (29/10/2022)

>   Vietcombank: Lãi trước thuế quý 3 tăng 32%, nợ dưới tiêu chuẩn gấp 3 lần (29/10/2022)

>   MB ra mắt tính năng chuyển khoản “Tách lệnh tự động” trên App MBBank (29/10/2022)

>   Hơn 82 triệu cp EIB được giao dịch thỏa thuận, giá 44,406 đồng/cp (28/10/2022)

>   Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Chính sách tiền tệ được giao nhiều nhiệm vụ, đa mục tiêu (28/10/2022)

>   Dự phòng tăng 62%, Nam A Bank vẫn thu lãi trước thuế quý 3 gần gấp đôi (29/10/2022)

>   MB: Lãi trước thuế 9 tháng tăng 53% nhờ giảm dự phòng rủi ro (28/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật