Thứ Bảy, 29/10/2022 15:47

OCB thu gần 2,649 tỷ đồng lãi trước thuế sau 9 tháng, “trái ngọt” từ dịch vụ bán lẻ

9 tháng đầu năm 2022, tổng tài sản cùng các mảng kinh doanh cốt lõi của Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) tăng trưởng tốt. Đặc biệt, với định hướng áp dụng chuyển đổi số và xây dựng sản phẩm “may đo” theo từng khách hàng đã giúp mảng dịch vụ của OCB gặt hái được những dấu ấn ấn tượng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần tăng 23% so với cùng kỳ, đạt gần 5,121 tỷ đồng, nhờ nhu cầu tín dụng tăng, thúc đẩy việc phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Lãi từ dịch vụ đạt hơn 626 tỷ đồng, tăng 34% nhờ hoạt động chuyển đổi số mạnh mẽ. Đáng chú ý, thu nhập mảng kinh doanh thẻ tăng 167% với số lượng thẻ phát hành tăng trưởng 110% so với cùng kỳ, doanh số giao dịch qua thẻ cũng tăng 58%; thu nhập kinh doanh bảo hiểm tăng 53% và dịch vụ quản lý tài sản tăng 81%.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối thu về khoản lãi tăng 22%, đạt gần 66 tỷ đồng. Hoạt động khác cũng thu được khoản lãi gần 328 tỷ đồng, tăng 32% do thu được các khoản nợ xử lý.

Ngược lại, lãi thuần từ mua bán chứng khoán giảm mạnh do hoạt động kinh doanh chứng khoán bị ảnh hưởng bởi điều kiện thị trường diễn biến bất lợi từ tác động chính sách thế giới và tình hình vĩ mô thay đổi.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 39%, trích gần 920 tỷ đồng do Ngân hàng đã thực hiện trích lập dự phòng và ghi nhận số liệu phân nhóm nợ theo CIC và báo cáo tài chính theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 30/07/2021 và văn bản 2156/NHNN-TTGSNH ngày 12/04/2022 của Ngân hàng Nhà nước.

Kết quả, lãi trước thuế 9 tháng thu được gần 2,649 tỷ đồng. Các tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động (LDR) luôn đảm bảo và đáp ứng theo quy định của NHNN.

Kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng của OCB. Đvt: Tỷ đồng

Tổng tài sản tại thời điểm cuối quý 3 của OCB đạt 193,150 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Tổng số huy động thị trường 1 (bao gồm ủy thác đầu tư) của Ngân hàng đạt 129,568 tỷ đồng, tăng 8.2% so với cùng kỳ, thực hiện được 84% kế hoạch năm 2022.

Bên cạnh việc không ngừng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, ngân hàng cũng đã triển khai những giải pháp đồng bộ, tăng cường công tác thu hồi xử lý nợ xấu cũng như kiểm soát chất lượng tín dụng. Hiện, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đang được kiểm soát theo đúng quy định của NHNN.

“Trái ngọt” từ hoạt động chuyển đổi số và các sản phẩm “may đo”

Từ nhiều năm qua, OCB đã luôn chú trọng đến mảng Bán Lẻ (Retail Banking), coi đây là hoạt động cốt lõi. Với định hướng tập trung vào khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), OCB đã và đang tạo những dấu ấn riêng trong hành trình của mình với các sản phẩm theo tiêu chuẩn “may đo” cho từng khách hàng. Tính đến cuối tháng 9/2022, huy động của khối Bán Lẻ tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; Dư nợ cho vay Bán Lẻ tăng 38%. Đặc biệt, tổng số khách hàng tăng trưởng ấn tượng ở mức 55% so với 9 tháng năm 2021.

Để gặt hái được những thành quả này, một trong những yếu tố lớn khiến OCB “khác biệt” với các nhà băng khác đó chính là tiên phong áp dụng chuyển đổi số và cá nhân hóa.

Đầu tiên phải kể đến Unlock Dream Home (Mở khoá ngôi nhà mơ ước), đây là nền tảng mà OCB phối hợp cùng đối tác bất động sản thực hiện, áp dụng công nghệ số vào quy trình xử lý, tiếp cận và phê duyệt hồ sơ. Mọi hoạt động tìm và vay mua nhà đều được thực hiện xuyên suốt chỉ trên một nền tảng trực tuyến, cùng chương trình cho cho vay siêu ưu đãi bù đắp đến 24 tháng, ân hạn gốc lên đến 12 tháng, linh hoạt chứng từ chứng minh nguồn thu nhập lên đến 3 tỷ đồng.

Mặc dù mới được ra mắt vào tháng 3/2021, tuy nhiên đến nay nền tảng này đã có gần 270,000 lượt truy cập vào website Unlock Dream Home, hơn 7,300 người đăng ký được tư vấn và hơn 75,000 bất động sản đa dạng ở nhiều tỉnh thành cùng hàng ngàn khách hàng đã được tiếp cận khoản vay và chọn được ngôi nhà như ý.

Với OCB OMNI, ra đời từ năm 2018, đến nay, đã có hơn 160 sản phẩm dịch vụ và tiện ích trên kênh số này. Đặc biệt, đầu năm 2022, OCB OMNI đã cho ra mắt Facepay - Đây là phương thức thanh toán hiện đại nhất hiện nay. Kết quả cho thấy, 9 tháng đầu năm 2022, OCB OMNI ghi nhận số lượng người dùng tăng gấp 2.5 lần cùng kỳ năm trước, số lượng giao dịch tăng hơn 200% so với năm 2021; Tỷ lệ tiền gửi thông qua kênh số cũng tăng 178% so với cùng kỳ.

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   Giảm dự phòng rủi ro, BIDV thu lãi trước thuế quý 3 gấp 2.5 lần (29/10/2022)

>   Lãi ròng quý 3 của PGV giảm 66% vì lỗ chênh lệch tỷ giá (30/10/2022)

>   GEG báo lãi ròng quý 3 gấp 2.4 lần (30/10/2022)

>   VietinBank: Lãi trước thuế quý 3 tăng 36%, nợ có khả năng mất vốn gấp 2.4 lần (29/10/2022)

>   SID: Báo cáo tài chính quý 3/2022 (29/10/2022)

>   SGP: Báo cáo tài chính quý 3/2022 (29/10/2022)

>   AGM tiếp tục "đuối sức", lỗ ròng quý 3 hơn 29 tỷ đồng (29/10/2022)

>   SID: Báo cáo tài chính quý 3/2022 (công ty mẹ) (29/10/2022)

>   SIP: Báo cáo tài chính quý 3/2022 (công ty mẹ) (29/10/2022)

>   VNSteel lỗ 535 tỷ đồng trong quý 3 (29/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật