Chủ Nhật, 30/10/2022 21:24

GEG báo lãi ròng quý 3 gấp 2.4 lần

CTCP Điện Gia Lai (HOSE: GEG) công bố BCTC hợp nhất quý 3/2022, với doanh thu thuần tăng trưởng 67%, lãi ròng gấp 2.4 lần cùng kỳ.

GEG báo doanh thu trong quý 3 đạt hơn 521 tỷ đồng, tăng trưởng 67%. Dù giá vốn đội lên gấp hơn 2 lần (gần 303 tỷ đồng), Công ty vẫn lãi gộp gần 219 tỷ đồng, đạt tăng trưởng 21% so với cùng kỳ 2021.

Kết quả kinh doanh quý 3/2022 của GEG

Doanh thu từ hoạt động tài chính trong kỳ tăng đột biến lên gần 175 tỷ đồng, gấp 10 lần cùng kỳ, với hầu hết là khoản lợi nhuận từ việc chuyển nhượng cổ phần (165 tỷ đồng). Chi phí tài chính cũng tăng mạnh lên gần 178 tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay chiếm gần 147 tỷ đồng.

GEG công bố doanh nghiệp hiện đang vận hành và thi công 23 Nhà máy Năng lượng tái tạo đa dạng loại hình từ Thủy điện, Điện Mặt trời, Áp mái và Điện Gió tại 14 tỉnh Thành với tổng công suất 728MWp, đưa doanh thu bán điện trở thành nguồn doanh thu chính của Công ty với tỷ trọng 92%.

5 nhà máy điện mặt trời và 34 hệ thống áp mái 300MWp đạt sản lượng 302 triệu kWh, tương đương 668 tỷ đồng doanh thu - chiếm 39% sản lượng và 46% doanh thu bán điện. Đứng thứ 2 trong đóng góp sản lượng và doanh thu bán điện là 3 Nhà máy Điện Gió 130MW tại Tiền Giang, Gia Lai và Bến Tre với 239 triệu kWh và 534 tỷ đồng, lần lượt chiếm 31% và 36%. Nhờ vào tình hình thủy văn thuận lợi nên 12 Nhà máy Thủy điện - 81MW tại các khu vực Gia Lai, Lâm Đồng và Huế ghi nhận 229 triệu kWh sản lượng điện tương ứng 271 tỷ đồng doanh thu bán điện, tăng 29% cùng kỳ và chiếm 30% sản lượng - 18% doanh thu bán điện của toàn hệ thống.

Chi phí bán hàng biến động không đáng kể, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp gấp 2 lần cùng kỳ, tăng lên hơn 45 tỷ đồng. Công ty cũng ghi nhận khoản lỗ 7 tỷ đồng tại công ty liên doanh liên kết (cùng kỳ lỗ 6.4 tỷ đồng), nhưng lỗ khác giảm còn 6.3 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 17.6 tỷ). Kết quả, GEG có lãi ròng hơn 125 tỷ đồng, gấp gần 2.4 lần so với thực hiện tại quý 3/2021.

Theo giải trình của doanh nghiệp, mức tăng lợi nhuận trên đến từ việc doanh thu bán điện tăng mạnh (đồng thời giá vốn tăng hơn 118 tỷ đồng) do từ các nhà máy điện gió đã đi vào vận hành thương mại từ quý 4/2021.

Các nhà máy năng lượng tái tạo đã sản xuất 770 triệu kWh sản lượng điện, tăng trưởng so với cùng kỳ, góp phần giảm phát thải CO2 thêm 650,650 tấn so với dự kiến 845,000 tấn CO2 của năm 2022. Lũy kế từ 2010 đến 9 tháng 2022, GEC đang cung cấp gần 4.8 tỷ kWh cho lưới điện Quốc gia, giảm phát thải lên đến 9.3 triệu tấn CO2 - chiếm 23% giảm phát thải cả năm 2021 và cung ứng điện cho hơn 3 triệu hộ gia đình - chiếm 12% số hộ gia đình tại Việt Nam năm 2021.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu GEG đạt gần 1.6 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 70%. Lãi ròng lũy kế hơn 297 tỷ đồng, hơn cùng kỳ 64%.

Thời điểm 30/09, tổng tài sản của GEG đạt hơn 16 ngàn tỷ đồng, tăng 30% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn tăng 45%, đạt 1.9 ngàn tỷ đồng, trong đó tiền và các khoản tương đương là hơn 650 tỷ đồng, gấp 2.6 lần đầu năm. Tài sản dài hạn dở dang tăng lên gần 4 ngàn tỷ đồng, gấp 8 lần cùng kỳ, chủ yếu từ chi phí xây dựng tại Dự án điện gió Tấn Phú Đông 1 - 100MW (dự kiến đi vào vận hành vào cuối năm 2022).

Bên kia bảng cân đối, tổng nợ phải trả của GEG tính đến thời điểm 30/09 là gần hơn 11 ngàn tỷ đồng, hầu hết là nợ dài hạn (gần 7.7 ngàn tỷ đồng). Trong đó, khoản nợ lớn nhất là với Vietcombank chi nhánh Gia Lai (4.8 ngàn tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm).

Bản báo cáo cũng cho thấy Công ty vẫn còn dư nợ trái phiếu tổng cộng gần 1.2 ngàn tỷ đồng với Vietcombank (300 tỷ đồng để đầu tư vào dự án điện năng lượng Mặt trời Phong Điền và Krông Pa) và Techcombank (tổng cộng 1,000 tỷ đồng).

Tăng vốn thông qua chào bán cổ phiếu ưu đãi

Trong tháng 09/2022, HĐQT CTCP Điện Gia Lai (HOSEGEG) đã trình bày về phương án chào bán cổ phần ưu đãi để huy động vốn phục vụ các hoạt động của Công ty. Công ty đã hoàn thành phát hành hơn 64 triệu cp ưu đãi - tương ứng với 642 tỷ đồng cho Ngân hàng DEUTSCHE INVESTITIONS - UND (DEG) sau hơn 1 năm thực hiện thẩm định và đàm phán.

Giá chào bán tối thiểu là 10,000 đồng/cp, và bị hạn chế chuyển nhượng ít nhất là 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. GEG qua đó nâng vốn điều lệ lên hơn 3.8 ngàn tỷ đồng (tương ứng 386 triệu cp), thu về 642 tỷ đồng, được sử dụng ưu tiên đầu tư góp vốn vào các công ty con hoặc công ty liên kết, và bổ sung nguồn vốn lưu động cho Công ty. Thời gian dự kiến chào bán trong quý 4/2022 hoặc quý 1/2023, sau khi được UBCKNN chấp thuận.

Cổ phần ưu đãi cổ tức có thời hạn tối đa 6 năm, mức cổ tức được tính với công thức bằng 6% nhân với tỷ lệ điều chỉnh (tỷ lệ được quyết định bởi ĐHĐCĐ trước khi cổ tức ưu đãi được chi trả). Nhà đầu tư nắm giữ cổ phần ưu đãi được phép chuyển đổi thành cổ phần phổ thông tại bất kỳ thời điểm nào sau khi tròn 24 tháng cho đến trước thời điểm tròn 72 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Giá chuyển đổi sẽ không thấp hơn giá trị sổ sách của cổ phiếu GEG tại thời điểm chào bán cổ phần ưu đãi.

Hồng Đức

FILI

Các tin tức khác

>   VietinBank: Lãi trước thuế quý 3 tăng 36%, nợ có khả năng mất vốn gấp 2.4 lần (29/10/2022)

>   SID: Báo cáo tài chính quý 3/2022 (29/10/2022)

>   SGP: Báo cáo tài chính quý 3/2022 (29/10/2022)

>   AGM tiếp tục "đuối sức", lỗ ròng quý 3 hơn 29 tỷ đồng (29/10/2022)

>   SID: Báo cáo tài chính quý 3/2022 (công ty mẹ) (29/10/2022)

>   SIP: Báo cáo tài chính quý 3/2022 (công ty mẹ) (29/10/2022)

>   VNSteel lỗ 535 tỷ đồng trong quý 3 (29/10/2022)

>   Vietcombank: Lãi trước thuế quý 3 tăng 32%, nợ dưới tiêu chuẩn gấp 3 lần (29/10/2022)

>   DIG lần đầu báo lỗ kể từ quý 1/2017 (29/10/2022)

>   Pomina lỗ kỷ lục 716 tỷ đồng, nợ vay 5.5 ngàn tỷ (29/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật