Thứ Năm, 13/10/2022 15:47

Nhịp đập Thị trường 13/10: VN-Index đóng cửa bất ngờ… tích cực

Lẩn quẩn bên tham chiếu gần 1 tiếng đồng hồ, nhưng sau đó chỉ số VN-Index đột ngột leo dốc, leo không ngừng cho đến khi đóng cửa, đạt mức cao nhất trong ngày. Kết quả này có lẽ rất bất ngờ do ngược hẳn với phiên sáng, cũng như ngược với đa số các chỉ số lớn ở các sàn Á, Âu khác.

Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh kéo chỉ số VN-Index. Thống kê cuối ngày cho thấy nhóm ngân hàng trên sàn HOSE có đến 14 trên 17 mã tăng giá, với mức tăng bình quân tới 3%, trong đó những mã tăng mạnh trên 5% như ACB, CTG hay BID. Nếu CTG hay BID đã từng tăng khá mạnh trước đó thì trường hợp giá được kéo thốc lên đúng vào thời điểm ATC của ACB là bất ngờ hơn cả. ngoài ACB, có không ít mã khác cũng được kéo vào thời điểm cuối ngày như EIB, MBB, STB, VCB, VPB, OCB… nếu tính cả 3 sàn, nhóm ngân hàng có đến 18 cổ phiếu tăng giá, và chỉ có 3 mã giảm giá là PGB, BVBSSB.

Không chỉ ngân hàng, hoặc với ảnh hưởng tích cực từ ngân hàng, các nhóm ngành lớn khác trên sàn HOSE cũng có kết quả cuối ngày tích cực. Trong danh sách các cổ phiếu vốn hóa tỷ USD giảm giá hồi cuối phiên sáng, hay vẫn giảm giá trong ít nhất nửa đầu phiên chiều, thì đến cuối ngày đã không còn những cái tên như VIC, VHM, VJC, SAB, PDR…, chỉ còn 2 mã MSNVGC được coi là giảm sâu, trên 2%. Nói cách khác, những mã từng giảm sâu ban sáng đã quay về tham chiếu, hoặc thậm chí tăng giá vào phút cuối. Ở nhóm vốn hóa tỷ USD này, chỉ còn chừng 7 cổ phiếu giảm giá mà thôi. Tuy nhiên ở các nhóm vốn hóa nhỏ hơn, vẫn có khá nhiều mã giảm giá, nhất là smallcap, do đó về tổng thể, sàn HOSE chỉ có gần 55% số cổ phiếu tăng giá.

Diễn biến tích cực từ HOSE có lan tỏa qua 2 sàn HNX và UPCoM, tuy nhiên diễn biến 2 chỉ số chính 2 sàn này có lẽ không theo kịp với nhịp độ của VN-Index. Cụ thể, cũng tăng về cuối phiên, nhưng HNX-Index chỉ tăng có 0.6% khi đóng cửa. Thậm chí với chỉ số chính sàn UPCoM, thời điểm ATC kết thúc thì chỉ số này vẫn mang sắc đỏ, và chỉ tranh thủ được khoảng thời gian 15 phút sau đó mới kịp hồi về đúng tham chiếu. Ở nhóm Large Cap 2 sàn này vẫn có những cái tên được cho là tăng giá nổi bật, ví dụ như CEO, NVB, GE2, MVN, SNZ, VGT… hầu hết vẫn là các cái tên đã được nhắc nhiều lần trong ngày. Dù vậy, ở những nhóm vốn hóa nhỏ hơn, luôn có khá nhiều mã tăng mạnh, thậm chí kịch khung trần, nhất là trên Upcom.

Nhóm dầu khí vẫn phân hóa, và ít thay đổi trong phiên chiều. Ở phía tăng giá, GAS chỉ tăng nhẹ chưa đến 1% giống như ban sáng, và tương tự là những cổ phiếu nhóm khí khác như CNG, PGD. Ngược lại, 1 số mã khác có vần P cũng giảm giá như PVB, PVC, PVD, PVG hoặc may mắn quay về tham chiếu như PVS.

Nhóm chứng khoán quay như chong chóng ngày hôm nay, đầu phiên sáng xanh, đến trưa đỏ rồi cuối phiên chiều lại xanh. Tính tổng 3 sàn vào cuối ngày, nhóm này có 21 trên 33 mã tăng giá, so với chỉ 5 giảm giá. Hầu hết các mã top đầu đều tăng giá, ngoại trừ VNDMBS. Tuy nhiên nhìn chung các cổ phiếu tăng giá cũng không quá lớn, đa số tăng dưới 2%.

Khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh mua vào chiều nay, vẫn ở những cái tên được xướng lên trong phiên sáng như HPG, STB, HDB, CTG, SHB, SSI… hoặc “mới” (phiên sáng còn mua rất ít) như VNM, DGC, DCM, DPM… Đi kèm với động thái mua ròng là cổ phiếu tăng giá. MBB cũng có giao dịch nội khối trong phiên chiều, nâng tổng khối lượng trao tay lên hơn 5 triệu đơn vị. bán ròng đáng kể, chủ yếu ở GEXBSR.

Phiên sáng: Nỗi lo hàng T+2.5 về rình rập trong phiên chiều

Với diễn biến giao dịch có phần ảm đạm trong nửa cuối phiên sáng, VN-Index và các chỉ số quan trọng khác đồng loạt quay về sát tham chiếu vào cuối phiên sáng nay, có thể nói đà tăng chiều qua gần như đã không thể kéo dài qua hôm nay. Nỗi lo hàng về T+2.5 có lẽ lại nổi lên trước phiên chiều khi VN-Index vừa tạo đáy hôm thứ Ba, hơn là VN-Index chạy theo các chỉ số trên các sàn châu Á khác.

Trên sàn HOSE vào cuối phiên sáng, vẫn có không ít thống kê giao dịch có thể coi là tích cực, ví dụ như đa số nhóm ngành lớn vẫn có đa số cổ phiếu tăng giá, hay nhóm vốn hóa USD số cổ phiếu tăng giá cũng chiếm quá bán, nhóm VN30 có 17 mã tăng giá so với chỉ 11 giảm giá, khối ngoại mua ròng… tuy nhiên chỉ số VN-Index lẫn VN30-Index lại rơi về tham chiếu, thậm chí còn chuyển qua sắc đỏ. Thanh khoản tiếp tục là vấn đề mang tính “kỹ thuật” khi lượng giao dịch thấp hơn sáng qua. Điều gì đang xảy ra?

Có lẽ VN-IndexVN30-Index vẫn đang bị “đè” bởi 1 số cổ phiếu vốn hóa cực lớn như VIC, VHM, NVL, MSN, VJC, VPB… và đa số cũng là những mã được lưu ý giảm giá từ rất sớm trong phiên sáng.

Cả 2 chỉ số sàn HNX và UPCoM cũng quay về sát ngay vạch tham chiếu, dù màu sắc khác nhau. Có lẽ mức độ đóng góp của các cổ phiếu vốn hóa lớn trên 2 sàn này không hề mạnh như ở HOSE. Trên UPCoM, vẫn có những cái tên được nhắc đến là tăng giá mạnh từ đầu hay giữa phiên sáng, như GE2, MVN, SNZ, VEF, VGT

Nhóm ngân hàng trên sàn HOSE vẫn được coi là có tương quan tích cực, với 11 cổ phiếu tăng giá so với 5 giảm giá, qua đó có thể coi là nhóm hỗ trợ cho các chỉ số quan trọng của sàn này. VCB có nhiều lúc giảm giá trong phiên, nhưng cuối phiên tăng 200 đồng. Một số mã khác tăng mạnh hơn, như BID, ACB, CTG, tuy nhiên cũng có 1 số trường hợp gây thất vọng vì giá không giữ được đà tăng cao trong phiên, ví dụ như HDB, SHB, MBB, STB hay TCB… thậm chí VPB còn đổi về màu đỏ sau 11h, hay EIB ngụp mãi dưới tham chiếu đến gần 3%. Ngoài ra trên sàn UPCoM cũng có 2 mã gây chú ý là SGB tăng tới hơn 6% và PGB thì ngược lại, giảm hơn 8% chỉ với 1 lô khớp duy nhất.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán lại đổi màu, đa số rơi rụng về sắc đỏ vào cuối phiên sáng nay. Riêng trên sàn HOSE, chỉ có 1 mã duy nhất tăng giá là TVS, còn lại đa số giảm trên dưới 1%, ngoại trừ ORS giảm quá 3%. Tính cả 3 sàn, nhóm này chỉ có 6 cổ phiếu tăng giá, so với 18 mã giảm giá.

Nhóm cổ phiếu dầu khí nhà PVN trở nên phân hóa vào cuối phiên sáng nay, dù không có biến động mạnh nào trên diễn biến giá dầu thế giới, còn tập đoàn mẹ PVN thì vừa công bố tin tích cực. GAS và 1 số cổ phiếu chuyên về khí tăng giá, trong khi nhóm chuyên về dầu, và dịch vụ liên quan như PVS, PVD, PVC, PVB… thì giàm giá xung quanh -2%. PVT dù có tin tốt hỗ trợ như chỉ tăng 100 đồng vào cuối phiên.

Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng, trong đó nhiều nhất là ở HPG, CTGSTB, mỗi mã được mua ròng hơn 1 triệu cổ phiếu. Thậm chí nếu so với tổng lượng giao dịch tại CTG, có lẽ NĐT sẽ tự hỏi có phải cổ phiếu này tăng giá tới 4% nhờ khối ngoại hay không? Ở chiều bán, nói chung không có gì bất thường, cũng không có cổ phiếu lớn nào bị họ bán ròng mạnh, tuy nhiên VCB có thể là 1 trường hợp gây thắc mắc, khi bị khối ngoại bán ròng, dù nhẹ, khi thị giá đã giảm sâu.

10h30: Rung lắc khá lớn trong nửa đầu phiên sáng

Với những ai đang có quan điểm “thị trường” đã tạo đáy thì chắc có tâm lý khá lo âu trước diễn biến trong nửa đầu phiên sáng nay.

Không có thông tin gì lớn, tuy nhiên VN-Index và rất nhiều Large Cap khác trên sàn HOSE đã không nối được đà tăng được cho là “bùng nổ” của phiên chiều qua. VN-Index từng giảm tới gần 10 điểm trong khoảng thời gian trước 10h, dưới sức đè của rất nhiều mã vốn hóa tỷ USD thuộc nhiều nhóm ngành. 2 chỉ số HNX và UPCoM-Index dĩ nhiên cũng chịu ảnh hưởng.

Trên sàn HOSE vào giữa phiên sáng nay vẫn có hơn 60% số lượng cổ phiếu tăng giá, và cả 10 nhóm ngành lớn lẫn đa số các nhóm ngành nhỏ hơn đều có đa số sắc xanh, tuy nhiên trước đó không lâu thì diễn biến lại khá tiêu cực, nhất là ở những cổ phiếu vốn hóa lớn. Thanh khoản trên sàn này cũng kém 1 chút so với nửa đầu phiên sáng qua.

Diễn biến trên nhóm vốn hóa tỷ USD lớn nhất sàn HOSE cho đến lúc này tạm gọi là khả quan hơn so với khoảng thời gian trước 10g. Cụ thể, rất nhiều mã lớn của sàn HOSE đều giảm giá trước 10h, kể cả FPT, GAS, MWG, SAB, VCB…, và tất nhiên với sức đè lớn từ những mã này, chỉ số VN-Index đã giảm tới gần 10 điểm. Tuy nhiên đến lúc này, đa số những cổ phiếu được nhắc đến bên trên đã tăng giá nhẹ trở lại, VN-Index cũng đã quay lại chạm mốc tham chiếu. Tuy nhiên chỉ số vẫn có nguy cơ giảm điểm bất cứ lúc nào dưới áp lực từ những cổ phiếu lớn nhà Vin, và không ít đại gia khác như NVL, VJC, MSN, SSB, BCM, PDR

Khối ngoại giao dịch chưa nhiều so với ngày hôm qua, nhưng đang ở trạng thái mua ròng, thậm chí ở 1 số cổ phiếu nào đó, vị thế mua vào của họ cũng là một yếu tố có tác dụng đẩy giá. Các mã vốn hóa lớn có hiện tượng mua ròng khá mạnh có thể nhắc đến là bên ngân hàng, như CTG, STB, HDB, SHB, TPBMBB có giao dịch trao tay nội khối lên đến gần 1.3 triệu đơn vị. Tuy nhiên cũng cần lưu ý khối ngoại đang bán ròng ở VHM, VCB và 2 mã này hiện đang giảm giá nhẹ.

Chịu tác động từ phía HOSE, chỉ số HNX-Index cũng đang từ mức cao rơi ngay về tham chiếu, thậm chí đục thủng mốc tham chiếu ngay trước 10g. May thay đến lúc này, chỉ số lại như tàu lượn siêu tốc, vọt lên mức đỉnh cũ đầu phiên. Trong nhóm Large Cap sàn HNX, hiện tại đa số tăng giá nhẹ dưới 2%, trừ CEO tăng trên 5%.

Sàn UPCoM vẫn có 1 số cổ phiếu Large Cap tăng giá rất mạnh, tương tự như lúc đầu phiên như GE2, MVN, SNZ, VEF hay VGT, tuy nhiên chỉ số Upcom index cũng không “tránh” được diễn biến rơi nhanh về tham chiếu vào khoảng 10h, sau đó mới tăng trở lại được chút ít. Trên sàn này luôn có nhiều cổ phiếu nhỏ, lạ không nhiều người biết tên, tăng – giảm giá kịch khung. Ở những tên tuổi nổi tiếng hơn, có 1 số mã đang giảm giá nhẹ như ACV, BSR, FOX, MCH… hay cổ phiếu “nổi tiếng” VTP.

2/3 cổ phiếu lớn nhà Vin và 1 số mã vốn hóa lớn hàng đầu khác như NVL, PDR đang giảm giá, tiếp tục gây áp lực lên các chỉ số lớn sàn HOSE, tuy nhiên ở nhóm BĐS tầm trung, thì hiện tại tiếp tục phủ sắc xanh (dù trong phiên cũng đôi lúc rớt giá thót tim), trong đó nổi bật có NLG, CEO, DIG, QCG

VN-Index lại giảm ngay sau ATO

Chỉ số VN-Index mở cửa tăng nửa điểm, nhưng ngay sau đó đã giảm gần 4 điểm. Tương đồng với VN-IndexVN30-Index, chỉ số nhóm này giảm mạnh hơn 1 chút. Diễn biến này có lẽ bất ngờ, bởi trước đó nhiều Large Cap sàn HOSE vẫn dự kiến ATO trong sắc xanh, nhất là nhóm dẫn dắt chiều qua là ngân hàng.

2 chỉ số 2 sàn HNX và UPCoM trước đó cũng tăng nhẹ. VN-Index giảm sớm, không phải do nhóm ngành nào lớn đè chỉ số, mà có lẽ do 1 số Large Cap như VHM, VJC, VPB, VCB, MSN, NVL, GAS… 2 nhóm ngân hàng và BĐS vẫn có đa số cổ phiếu tăng giá, nhưng vẫn để lọt vài mã top đầu mỗi ngành giảm giá, ảnh hưởng lên chỉ số. Các nhóm ngành lớn khác trên sàn HOSE như xây dựng, điện, thực phẩm… cũng có tương quan tăng – giảm giá nghiêng về hướng tích cực.

Nhóm ngân hàng trên sàn HOSE tiếp tục dự báo mở cửa trong sắc xanh, có mã sớm có giá dự kiến ATO tăng mạnh như HDB, MBB, CTG hay BID. Tuy nhiên đến thời điểm mở cửa, thị giá nhiều cổ phiếu nhóm này dù vẫn tăng, nhưng không còn mạnh như trước đó vài phút, thậm chí có vài cổ phiếu đã quay đầu giảmngay hoặc sau ATO vài giây như TPB, MBB, TCB… hay cả VCB.

Nhóm ngân hàng vẫn tăng giá đa số, thậm chí có doanh nghiệp còn sớm ra tin ước lợi nhuận quý 3 tích cực, nhưng không kéo được VN-Index đầu phiên sáng nay. Nhóm BĐS nhà ở cũng có đa số sắc xanh, nhất là trên những cổ phiếu tầm trung, tuy nhiên 1 số mã đầu ngành lại giảm ngay hoặc chỉ sau ATO chưa đến 1 phút như VHM, NVL, PDR, VRE… Trong số những tên tuổi ở đây, có vài mã tăng mạnh như CEO, QCG, DIG, NLG… 1 số trong đó có thông tin hỗ trợ rằng cổ đông lớn sẽ mua vào, tuy nhiên ở đa số những cổ phiếu còn lại, mức tăng giá đã yếu hơn rất nhiều so với cuối phiên chiều qua.

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index đã tăng ngay từ trước ATO của HOSE, và may thay, vẫn tiếp tục giữ được độ cao bên trên tham chiếu, bất chấp VN-Index giảm điểm. Ở nhóm Large Cap sàn UPCoM có khá nhiều mã tăng giá tích cực trước và cả sau ATO, thậm chí đến lúc này còn tăng rất mạnh như GE2, SIP, SNZ, VEF hay VGT… ngược lại, đa số Large Cap sàn HNX chỉ tăng nhẹ, ngoại trừ CEO tăng gần 5%, thậm chí đã bắt đầu có vài mã lùi về tham chiếu hoặc đã giảm chút ít.

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 13/10/2022: Kỳ vọng vào vùng 1,000-1,030 điểm (12/10/2022)

>   Thị trường chứng quyền 13/10/2022: Phục hồi sau phiên "bão tố" (12/10/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 13/10/2022: Tăng điểm trở lại (12/10/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 12/10: Khối ngoại mạnh tay mua ròng (12/10/2022)

>   Vietstock Daily 12/10/2022: Xu hướng giảm còn tiếp diễn (11/10/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 12/10/2022: Đà giảm trở lại (11/10/2022)

>   Thị trường chứng quyền 12/10/2022: Thị trường tiếp tục “mò” đáy (11/10/2022)

>   Thị trường chứng quyền 11/10/2022: Chứng quyền HPG phục hồi ấn tượng (10/10/2022)

>   Vietstock Daily 11/10/2022: Đà giảm đã kết thúc? (10/10/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 11/10/2022: Sự giằng co xuất hiện (10/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật