Thứ Năm, 06/10/2022 15:44

Nhịp đập Thị trường 06/10: VN-Index lại quay về với công việc dò đáy của năm

Gần như không hề có dấu hiệu nào của hồi phục, VN-Index tiếp tục giảm sâu trong phiên chiều nay. Đến cuối ngày, chỉ số giảm tới gần 30 điểm, thậm chí trước ATC đã có lúc giảm hơn 30 điểm. Như vậy chỉ số đã thổi bay mọi thành quả hồi phục của phiên hôm qua, và tiếp tục dò đáy của năm (nếu tính theo điểm số đóng cửa hàng ngày).

Diễn biễn cùng giờ, DJ future Mỹ cũng chuyển từ xanh sang đỏ, nhưng rõ ràng không thể vịn đó làm cớ cho sự sụt giảm mạnh của VN-Index chiều nay. Thay vào đó, có lẽ là yếu tố nội tại, dường như NĐT sàn chứng Việt Nâm tin vào sự suy thoái sắp kinh tế thế giới đến hơn bất cứ NĐT sàn chứng khoán nào khác.

Sàn HOSE có trên 80% số cổ phiếu giảm giá vào cuối ngày, và chỉ chưa đến 15% tăng giá. Ở nhóm VN30, chỉ còn duy nhất 1 cổ phiếu tăng, chính là VIC. Điều an ủi là thanh khoản hôm nay nhỉnh hơn một chút với ngày hôm qua. Thậm chính thanh khoản đã tăng ngay từ sớm, khi bước vào phiên chiều, đến chừng 20 phút giao dịch là bắt đầu vượt so với cùng giờ chiều qua, và duy trì cho đến cuối ngày.

Khối ngoại có phải là một yếu tố góp phần tạo nên cú sụp đổ trong phiên chiều nay hay không thì không rõ, nhưng rõ ràng là họ tiếp tục bán rất nhiều Large Cap trên sàn HOSE. Trong 20 cổ phiếu bị bán nhiều nhất (tính theo số lượng), thì có đến 19 mã giảm giá, ngoại trừ TPB đứng giá. Thậm chí trong 20 cổ phiếu được họ mua nhiều nhất, cũng có đến 19 mã giảm giá, trừ VIC tăng giá. HPG, STB vẫn là 2 cổ phiếu bị bán ròng hàng triệu đơn vị, nhưng ngược lại, cũng có 2 mã được họ mua ròng hàng triệu đơn vị là CTG và chứng chỉ FUEVFVND.

Tổng thể 3 sàn, có gần 20% số cổ phiếu tăng giá, so với khoảng 70% giảm giá. Sàn UPCoM thậm chí còn có vẻ sáng hơn so với HOSE, nhất là đối với nhóm Small Cap trên sàn này. Ở nhóm Large Cap, chỉ có chưa đến 10 cổ phiếu tăng giá. Ở góc độ nhóm ngành, gần như lớn bé đều phủ tràn sắc đỏ, chỉ có 1 vài nhóm nhỏ như thiết bị viễn thông là còn có đa số tăng giá. Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trong phiên chiều.

Thị trường giảm sâu, nhưng đến cuối ngày vẫn có không ít bất ngờ. Đó là vẫn có rất nhiều Small Cap bên HNX hoặc UPCoM tăng giá mạnh, thậm chí tăng hơn 10% như HNF, BRR, MH3, RGC, PSN… Ở nhóm Mid Cap cũng có vài mã tăng hơn 5% như STG, HTM hay PTB. Đặc biệt ở Large Cap, EIB là mã duy nhất tăng mạnh, tới 6% vào đúng đợt ATC. Ngược lại, cũng có không ít Large Cap giảm giá sốc, như MWG, MBB, MSN hay HPG.

Dầu khí không còn là nhóm tăng tích cực nhất trong ngày, vì cũng chuyển qua gần hết với màu đỏ vào cuối phiên chiều. Không ít mã cũng giảm giá hơn 3% trở lên như PVS, PVG, POW, PVT, DCM, CNGGAS, OIL có thể coi như còn may, khi chỉ giảm chưa đến 1%. Thậm chí BSR còn có thể cho là xui, đáng lẽ còn tăng mạnh như phiên sáng, nhưng đến chiều cũng ngậm ngùi lùi về tham chiếu.

Phiên sáng: Diễn biến 3 sàn ngày càng xấu

Dù có thời điểm hồi nhẹ sau 11h, nhưng đến cuối phiên sáng nay, VN-Index giảm thêm 5 điểm nữa, và tổng cộng giảm gần 14 điểm so với cuối phiên chiều qua, giữ khá vững vị thế là 1 trong những chỉ số giảm sâu nhất trên khu vực châu Á sáng nay.

Trên sàn HOSE, giá cổ phiếu nhìn chung giảm sâu thêm so với hồi giữa phiên. Ở nhóm Large Cap, trung bình 1 cổ phiếu giảm thêm 1%, số lượng cổ phiếu giảm từ 2% đã tăng lên khá nhiều, thậm chí có mã giảm trên 3% như MSN, HPG, VIB, TPB, HAG, HCM, GEX, DIG… Số Large Cap tăng giá tất nhiên cũng ít đi, chỉ còn vài cái tên quen thuộc như EIB, GAS, PGV, HDB, DPM, VGC, PNJ hay VIC. Ở các nhóm Mid và Small Cap, dù vẫn còn cổ phiếu tăng mạnh trên 5%, nhưng quá ít ỏi so với số mã giảm mạnh. Tổng cộng chỉ có chừng 20% số cổ phiếu sàn này tăng giá, trong khi số mã giảm giá tăng đến gần 70%. Nhóm VN30 chỉ có 3 mã tăng so với 26 mã giảm giá.

Thanh khoản tiếp tục thấp hơn phiên sáng qua, và khối ngoại vẫn bán ròng nhiều. Chỉ số 2 sàn HNX và UPCoM cũng giảm sâu về cuối phiên sáng nay, tương tự, hay nói đúng hơn là chịu tác động từ VN-Index. Trên 2 sàn này, nếu chiếu theo tiêu chuẩn của HOSE, thì những mã có thể coi là Large Cap mà tăng giá, tính trên đầu ngón tay: BSR, VEA, OIL, FOX. Nếu theo tiêu chuẩn riêng của từng sàn, thì có thêm 1 số tên tuổi khác tăng giá như SCG, NTP, VCS của sàn HNX hay KLB, SIP của sàn Upcom. Đa số Large Cap còn lại đều giảm khá sâu, trong đó có những mã giảm thực sự gây choáng như SNZ, MML.

Tổng thể 3 sàn sáng nay chỉ có chừng gần 25% số cổ phiếu tăng giá (tính trên số lượng có giao dịch), còn lại gần 60% giảm giá. Thậm chí số lượng cổ phiếu có giao dịch cũng chỉ trên 800, so với bình quân gần 1,000 mã hàng ngày. Ở các nhóm ngành lớn, chỉ còn mỗi dầu khí nhà PVN là còn phủ nhiều sắc xanh, còn các nhóm khác gần như kín màu đỏ. Ở các nhóm ngành nhỏ hơn, rất khó tìm nhóm nào tích cực, ngoại trừ giải trí – truyền thông, chất thải môi trường hay thiết bị viễn thông.

Khối ngoại vẫn bán ròng mạnh, chủ yếu trên HOSE. HPG đang bị khối này bán ròng hơn 6.4 triệu cổ phiếu, tức hơn 40% lượng khớp của cổ phiếu này. Bên cạnh đó, họ còn bán mạnh ở SSI, DCM, STB… Tuy nhiên cũng có 1 số địa chỉ mua ròng đáng chú ý, ví dụ như tại HDB, CTG, DPM và chứng chỉ quỹ FUEVFVND. MBB được khối ngoại trao tay lẫn nhau hơn 600 ngàn cổ phiếu.

EIB vẫn tăng giá suốt phiên sáng, dù mức tăng cuối phiên chỉ còn hơn 1%. Bên cạnh EIB, trong nhóm ngân hàng cũng chỉ còn 2 mã khác tăng giá là HDBKLB, còn lại 20 trên 27 mã khác giảm giá, trong đó giảm sâu nhất trên 3% có VIB, TPB, PGB. Khối ngoại có 1 số giao dịch đáng chú ý ở đây, trong đó mua ròng mạnh ở CTG, HDB nhưng bán mạnh ở STB. Riêng MBB thì họ giao dịch nội khối hơn 600 ngàn cổ phiếu.

VIC từng giảm về sát mức 58 ngàn đồng/cp nhưng đã được kéo lên kể từ sau 11h, và đến cuối phiên sáng thì tăng trở lại 400 đồng/cp. Cổ phiếu này cũng vừa có thông tin liên quan đến hoạt động của Chủ tịch HĐQT, không biết có được coi là thông tin hỗ trợ hay không. Cổ phiếu cùng nhà Vin là VHMVRE thì chỉ giảm nhẹ 300-350 đồng/cp. Tuy nhiên có rất nhiều cổ phiếu BĐS khác thì giảm sâu.

Nhóm chứng khoán giảm gần hết, chỉ 1 mã tăng giá là DSC. Trên sàn HOSE, nơi tập trung đa số tên tuổi trong Top10 thị phần, thì mức giảm nói chung từ 2-3%, riêng HCM giảm tới 3.6%. Các mã trên HNX và UPCoM thì lại giảm càng sâu hơn, thậm chí tới hơn 5% như WSS hay HAC.

10h30: VN-Index "quay xe" giảm gần 10 điểm

VN-Index chỉ tăng điểm vỏn vẹn vài phút lẻ, rồi quay xe lại giảm gần 10 điểm vào giữa phiên sáng nay. Các chỉ số quan trọng khác trên cả 3 sàn cũng bị lây sắc đỏ này. Chỉ số sàn chứng Việt đang đi ngược với không ít chỉ số lớn sàn châu Á khác (trừ Trung Quốc) và future Mỹ, kèm với thanh khoản tiếp tục ở mức thấp trên 3 sàn, cho thấy tâm lý nhà đầu tư như “chim sợ cành cong”, tiếp tục sợ thị trường suy giảm sâu hơn nữa.

Sàn HOSE đang có khoảng 60% số cổ phiếu giảm giá, so với chưa đến 30% tăng giá. Tương quan tiêu cực này hiện diện ở cả 3 nhóm vốn hóa. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn bên giảm giá, thì đa số mức giảm đều dưới 2%, trừ 1 số ít Large Cap như MSN, BCM, HPG, VIB, HVM, DIG… hay Mid Cap như TCM, TDM, DXS, CKG, HDG, DBC, BMI

Số lượng SmallCap giảm sâu thì nhiều hơn, thậm chí cũng có khá nhiều mã giảm hơn 5% như PDN, CIG, TNT, VMD, TNC, NVT… Các nhóm ngành lớn đều chuyển qua sắc đỏ, kể cả ngân hàng hay BĐS…, trừ dầu khí.

Hầu hết các nhóm ngành nhỏ hơn cũng khó thoát được trạng thái tiêu cực tương tự. Thanh khoản trên HOSE thấp hơn 1 chút so với cùng giờ hôm qua, dù đã xuất hiện 1 số thời điểm lượng khớp tăng vọt khi chỉ số giảm quá 8 điểm. Khối ngoại tiếp tục bán ròng, với tâm điểm bán ở HPG.

2 chỉ số hai sàn HNX và UPCoM cũng đã chọc thủng xuống dưới đường tham chiếu gần như cùng lúc với VN-Index, hay nói cách khác là chịu ảnh hưởng từ diễn biến tiêu cực trên VN-Index. 2 nhóm Large Cap trên 2 sàn này cũng đang chuyển qua sắc đỏ ngày một nhiều, chỉ còn vài mã xanh, hầu hết đã được nhắc đến từ đầu phiên sáng như PVS, SCG, VCS… trên HNX hay BSR, KLB, OIL, SIP, VGI trên UPCoM. Đặc biệt trên sàn UPCoM, MML đang giảm tới gần 8% với chỉ 1,000 cổ phiếu được khớp.

Dù đã có vài mã đỏ nổi lên vào lúc này, nhưng đa số các tên tuổi trong nhóm cổ phiếu dầu khí nhà PVN vẫn giữ được sắc xanh, từ GAS, BSR cho đến các mã vần P như PVC, PVB, PVD, PVS, PGD, PVG, PXS… Những mã giảm giá được nhắc đến là PVT, POW, CNG hay DCM.

EIB vẫn tăng trên 2%, và đã có lượng giao dịch thỏa thuận khủng trong nửa đầu phiên sáng. Nói vui thì EIB thường xuyên có diễn biến ngược với nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tăng giá tương tự sáng nay còn có KLB, HDB…, nhưng ngược lại đa số cổ phiếu ngân hàng khác đang giảm giá, trong đó VCB giảm gần 1% chuẩn bị quay lại mức đáy 1 năm.

Dù nhóm BĐS khu công nghiệp có nhiều cổ phiếu tăng giá đầu phiên sáng, nhưng đến lúc này đa số những mã tăng đó đã chuyển qua giảm giá, chỉ còn một số giữ được mức tăng nhẹ ở SIP, NTC, TID

Mở cửa: Nỗi lo suy giảm vẫn còn đó

Thông tin DJ giảm điểm đêm qua có lẽ là trở ngại tâm lý cho NĐT chứng khoán VN sáng nay, khi VN-Index mới chỉ hồi 1 phiên sau hơn 1 tháng giảm liên tục về đáy của năm. Nỗi lo suy giảm đó vẫn còn, khi VN-Index vẫn mở cửa ATO chỉ tăng hơn 1 điểm.

Dù số lượng cổ phiếu tăng giá trên sàn HOSE tại thời điểm ATO chiếm quá bán, nhưng trên Large Cap đã có rất nhiều sắc đỏ, trong đó có SAB, VJC, PDR, MBB, VHM, VNM, VIC… Ở góc độ nhóm ngành, VN-Index đang được hỗ trợ bởi các nhóm lớn là ngân hàng, BĐS, dầu khí hay sản xuất điện, tuy nhiên ở các nhóm lớn khác đang có sự so kè giữa số tăng - giảm giá.

Diễn biến 2 chỉ số chính HNX-Index và UPCoM-Index cũng tích cực từ sớm, nhưng mức tăng điểm cũng khiêm tốn, dường như chờ đợi kết quả từ bên HOSE. Đến thời điểm ATO, 2 chỉ số này cũng chỉ nhỉnh hơn tham chiếu 1 chút, và đang lộ dấu hiệu suy giảm. Điều bất ngờ là ở 2 nhóm Large Cap 2 sàn này, lại có đa số sắc xanh, trong đó chỉ số sàn HNX được đỡ bởi các mã dầu khí, còn chỉ số sàn UPCoM được đỡ bởi “liên doanh” đa ngành, gồm BSR, OIL, SIP, TVN, VEF, VGI

EIB tiếp tục nổi bật trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, khi tăng gần 3% đầu phiên sáng nay, tiếp nối mức tăng trần chiều qua. Cổ phiếu này cũng đang quay sát lại mức đỉnh của năm, và tất nhiên là đi ngược với đa số mã ngân hàng khác, kể cả các ngân hàng lớn. Ngoài EIB, nhóm này cũng có vài mã khác tăng giá ngay hoặc chỉ sau ATO 1 vài phút như CTG, SHB, TCB, VCB… tuy nhiên đa phần mức tăng giá đều rất mong manh.

Sắc xanh sớm hiện diện trên nhóm cổ phiếu dầu khí nhà PVN, nhất là các mã trên HNX và UPCoM (không chờ tụ lệnh mở cửa ATO như ở HOSE). Có không ít mã tăng giá trên 2% như BSR, OIL, PXS, PVS, PVC, PVB… Đến thời điểm ATO, đã có thêm nhiều sắc xanh từ GAS, PVD, PVT, PGD… Thông tin OPEC+ sẽ cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày có thể đang là 1 yếu tố hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu này.

Câu chuyện xếp hạng thị phần ở nhóm công ty chứng khoán lại đến, khi cả HNXHOSE đều công bố bảng xếp hạng top 10 trong quý 3. Tuy nhiên sáng nay, đa phần cổ phiếu nhóm chứng khoản lại mở cửa trong sắc đỏ, dù mức giảm cũng tạm coi là thăm dò. Có 1 số ít tăng giá là TVS, AGR, CTS

Nhóm BĐS nhà ở lại quay lại với rất nhều sắc đỏ ngay hoặc chỉ sau ATO vài phút, trong đó có cả những mã hàng đầu như VIC, VHM, PDR, NVL…, tuy nhiên diễn biến ngược lại đang duy trì ở nhóm BĐS khu công nghiệp. Cụ thể ở nhóm này, ngoại trừ BCM giảm hơn 2%, thì SIP tăng đến 4%, 1 số mã khác đang tăng giá ít nhất 1% trở lên như ITA, LHG, NTC, TID, TIP

Nhóm sản xuất điện đang có khá nhiều cổ phiếu tăng nhẹ đầu phiên, nhất là nhóm thủy điện với thông tin hỗ trợ là thủy văn thuận lợi. Các mã đang tăng có thể kể đến như VSH, TBC… và 1 số bên nhiệt điện như PVG, NT2, HND

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 06/10/2022: Chỉ số tăng, khối lượng giảm (05/10/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 06/10/2022: Phe Long khởi nghĩa (05/10/2022)

>   Thị trường chứng quyền 06/10/2022: Sắc xanh quay trở lại sau chuỗi ngày giảm sâu (05/10/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 05/10: Tăng mạnh trên nền thanh khoản thấp (05/10/2022)

>   Thị trường chứng quyền 05/10/2022: Thanh khoản sụt giảm mạnh (04/10/2022)

>   Vietstock Daily 05/10/2022: Tiếp tục giảm điểm (04/10/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 05/10/2022: Sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế (04/10/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 04/10: Thêm một phiên giảm sâu (04/10/2022)

>   Thị trường chứng quyền 04/10/2022: Nhà đầu tư bán ra quyết liệt! (03/10/2022)

>   Vietstock Daily 04/10/2022: Đà giảm chưa dừng lại (03/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật