Thứ Hai, 31/10/2022 17:44

Lạm phát Eurozone lập kỷ lục mới 10.7%

Lạm phát Eurozone vượt mức 10% trong tháng 10/2022, qua đó cho thấy sự nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng giá cả ở lục địa này và gây thêm áp lực lên cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Dữ liệu sơ bộ từ văn phòng thống kê của châu Âu cho thấy, trong tháng 10/2022, lạm phát tổng tăng 10.7% so với cùng kỳ. Đây là mức cao nhất kể từ khi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) được thành lập.

Eurozone hiện đã rơi vào cuộc khủng hoảng giá cả, nhất là năng lượng và thực phẩm, trong 12 tháng qua. Nhưng giá cả ngày càng tăng nhanh hơn kể từ cuộc chiến ở Ukraine vào cuối tháng 2/2022.

Trong tháng 10, giá năng lượng được dự báo sẽ tăng mạnh 41.9% trong 12 tháng qua, cao hơn mức 40.7% của tháng 9. Thực phẩm, đồ uống có cồn và thuốc lá cũng tăng mạnh 13.1% trong tháng 10, cao hơn mức 11.8% của tháng trước.

 

Tại từng nước thành viên, có 11 trên 19 nước ghi nhận lạm phát ở mức hai con số, cao nhất là Estonia (22.4%), Lithuania (22%) và Latvia (21.8%). Ba nước lạm phát thấp nhất là Pháp (7.1%), Tây Ban Nha (7.3%) và Malta (7.5%). Nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức ghi nhận lạm phát tháng 10 là 11.6%, tăng nhanh nhất kể từ tháng 12/1951.

Giá tiêu dùng tại châu Âu bắt đầu tăng mạnh kể từ khi chiến sự Ukraine nổ ra, với việc Moskva siết dần nguồn cung cấp khí đốt trong bối cảnh châu Âu ra sức cấm vận Nga. Đến giữa tháng 9, khi đốt Nga đã giảm 80% so với đầu năm.

Châu Âu đã phải tìm kiếm nguồn cung cấp khí đốt ở nơi khác và phải trả giá cao hơn nhiều. Trong khi mức dự trữ hiện cao và giá khí đốt trên thị trường thế giới đã giảm từ mức đỉnh, chi phí năng lượng mà các hộ gia đình phải trả vẫn còn cao hơn nhiều so với năm ngoái. Tình hình cũng tương tự với giá thực phẩm.

Kết quả của những áp lực này, lạm phát trong eurozone đã vượt qua Mỹ. Một số quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi chi phí năng lượng tăng đang dự định cho phép tăng lương, điều có thể dẫn đến vòng xoáy lạm phát.

Lạm phát tăng mạnh đang nhấn mạnh những thách thức mà các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải đối mặt khi ngày càng có nguy cơ suy thoái trong khu vực đồng euro. Tuần trước, ECB đã tăng lãi suất cơ bản lên 1.5%, từ mức 0.75%.

Giới đầu tư gần đây nhận ra dấu hiệu cho thấy các ngân hàng trung ương như Fed sẽ xoay trục khỏi các đợt tăng lãi suất lớn, dẫn đến động thái tương tự của ECB. Tuy nhiên, số liệu lạm phát mới công bố làm dấy lên nghi ngờ về kỳ vọng đó. "Điều này đặt ra câu hỏi rằng một cuộc xoay trục của ECB diễn ra sau cuộc họp hôm thứ năm (27/10) có quá sớm hay không", Paul Hollingsworth, Nhà kinh tế tại BNP Pariba, nhận định.

 

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Goldman Sachs dự báo Fed nâng lãi suất lên 5% vào tháng 3/2023 (31/10/2022)

>   Giá bất động sản toàn cầu đang trên đà lao dốc (29/10/2022)

>   Nhật Bản trở thành quốc gia lớn duy nhất còn giữ lãi suất âm (28/10/2022)

>   Bốc hơi 676 tỷ USD, công ty mẹ của Facebook rời top 20 doanh nghiệp lớn nhất thế giới (28/10/2022)

>   Vì COVID, nhiều công ty Mỹ rời Trung Quốc và chuyển sang Đông Nam Á (28/10/2022)

>   GDP Mỹ tăng trưởng 2.6% trong quý 3 (27/10/2022)

>   ECB nâng lãi suất 75 điểm cơ bản, giảm hỗ trợ cho các ngân hàng châu Âu (27/10/2022)

>   S&P: Châu Á-TBD sẽ dẫn dắt tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 (27/10/2022)

>   Thái Lan cho phép người giàu nước ngoài mua và sở hữu đất (27/10/2022)

>   Thu nhập ròng của Meta giảm hơn 50% trong quý III (27/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật