Thứ Năm, 06/10/2022 17:41

Góc nhìn 07/10: Áp lực bán vẫn chiếm ưu thế?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng đà giảm của VN-Index sẽ vẫn còn tiếp diễn. Nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát và chờ đợi thị trường về quanh vùng 990 – 1,000 điểm.

Dao động trong vùng 1,000-1,060 điểm

CTCK Asean (Aseansc): Aseansc dự báo trong phiên giao dịch 07/10, VN-Index sẽ có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để VN-Index kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,040–1,060 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1,000–1,020 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Áp lực bán đang chiếm ưu thế

CTCK KB Việt Nam (KBSV): KBSV đánh giá thanh khoản gia tăng trong các nhịp sụt giảm phá đáy cho thấy áp lực từ bên bán đang chiếm ưu thế và để ngỏ rủi ro tiếp tục mở rộng nhịp điều chỉnh trong phiên kế tiếp. Trong kịch bản chỉ số phá vỡ vùng đáy ngắn hạn quanh 1,170, vùng hỗ trợ tiếp theo quanh 1,15x được kỳ vọng sẽ tạo điểm đỡ ngắn hạn cho thị trường.

Có thể lùi về khu vực 1,050 trong ngắn hạn

CTCK Vietcombank (VCBS): VCBS cho rằng quán tính giảm điểm của VN-Index vẫn chưa dừng lại kèm với việc thanh khoản mất hút trong phiên và chỉ gia tăng mạnh ở chiều bán chủ động cho thấy nhà đầu tư vẫn đang rất bi quan về thị trường.

Về góc nhìn kỹ thuât, VN-Index kết phiên tạo nến đỏ giảm điểm nhấn chìm cây nến xanh của phiên hôm 05/10, lấy đi toàn bộ nỗ lực phục hồi của chỉ số chung. Các chỉ báo ở khung đồ thị ngày vẫn đang cho tín hiệu rủi ro rất cao. Nếu tình hình không được cải thiện VN-Index hoàn toàn có thể lùi về khu vực 1,050 trong ngắn hạn và xấu hơn là quanh khu vực 995 điểm.

Sẽ còn nhiều lần trồi sụt mạnh

CTCK Tân Việt (TVSI): TVSI nhận định phiên 06/10 cho thấy phe bán vẫn đang chiếm ưu thế lớn và là bên quyết định xu hướng của thị trường. Đà giảm điểm mạnh xuất hiện tập trung tại các mã cổ phiếu trụ lớn và gây tác động tiêu cực rất lớn đến toàn thị trường.

Do đó, TVSI đánh giá quá trình tạo đáy là gian nan và sẽ mất thời gian với nhiều lần trồi sụt mạnh và thông thường các đáy dạng W là phổ biến. Do đó, nhà đầu tư ngắn hạn nên đứng ngoài và chỉ gia tăng tỷ trọng khi tín hiệu tạo đáy đã rõ ràng. Mốc hỗ trợ mạnh phía dưới của chỉ số ở quanh vùng 990 – 1,000 điểm.

VN-Index vẫn nằm trong vùng quá bán

CTCK MB (MBS): MBS đánh giá tín hiệu tích cực trong phiên 06/10 là mức giảm sâu đã lôi kéo được dòng tiền vào bắt đáy khi nhiều cổ phiếu đã giảm tới đáy hoặc qua cả đáy hồi COVID-19, bên cạnh đó cũng có thể thấy thanh khoản phái sinh đã tăng lên vùng đỉnh và có lượng lớn hợp đồng short đóng trong phiên ATC từ khối ngoại. Vẫn giữ nguyên quan điểm các chỉ báo kỹ thuật vẫn nằm trong vùng quá bán, chỉ số VN-Index có vùng hỗ trợ ở khu vực 1,050-1,060 điểm.

Đà suy giảm vẫn chưa kết thúc

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): SHS nhận định tâm lý ngắn hạn của thị trường vẫn bi quan. Xu hướng ngắn hạn của VN-Index vẫn chưa xác nhận kết thúc suy giảm, trường hợp kết thúc sẽ có điều chỉnh rung lắc kiểm tra lại. Nhà đầu tư nên duy trì tỉ trọng hợp lý, có thể xem xét chọn lọc giải ngân một phần, tỉ trọng dưới trung bình, các mã cơ bản tốt sau quá trình giảm mạnh về các vùng hỗ trợ mạnh, định giá hấp dẫn và vẫn duy trì tăng truỏng tốt.

Thượng Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   VinaCapital: Thị trường chứng khoán vẫn rất tích cực trong dài hạn (06/10/2022)

>   VNDirect: VN-Index đang cung cấp biên an toàn về định giá (06/10/2022)

>   Góc nhìn 06/10: Áp lực rung lắc? (05/10/2022)

>   VDSC: VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1,050-1,150 điểm (05/10/2022)

>   Góc nhìn 05/10: Tiếp tục giảm điểm? (04/10/2022)

>   Chứng khoán tháng 10 sẽ tiếp tục tiêu cực? (05/10/2022)

>   Góc nhìn 04/10: Đừng bắt đáy sớm! (03/10/2022)

>   Chứng khoán mất mốc 1,100 điểm, nhà đầu tư nên làm gì? (03/10/2022)

>   VSH, POW và DBD được kỳ vọng khả quan? (03/10/2022)

>   Góc nhìn tuần 03 - 07/10: Chờ đợi dấu hiệu phục hồi ngắn hạn (02/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật