Thứ Tư, 05/10/2022 09:00

Chứng khoán tháng 10 sẽ tiếp tục tiêu cực?

Trong tháng 10, thị trường đón nhận nhiều khó khăn, không có thông tin tốt trong khi các thông tin tiêu cực đang phản ánh vào giá như Fed tăng lãi suất, xung đột Nga - Ukraine, Ngân hàng Nhà nước có khả năng tăng lãi suất vào cuối năm nay... Những thông tin này có thể khiến thị trường tiếp tục giảm.

Chứng khoán có thể tạo đáy vào cuối tháng 10

Dự báo về thị trường giai đoạn tới, ông Lê Ngọc Nam - Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) nhận định hiện tại, các yếu tố tiêu cực tác động tới thị trường đến từ vĩ mô thế giới, lãi suất cao, xung đột Nga - Ukraine kéo dài, chứng khoán Việt Nam đang đồng pha với các chỉ số chứng khoán thế giới. Nhiều cổ phiếu đã có giá hấp dẫn nhưng phải đợi lực cầu trong các phiên sắp tới. Nhà đầu tư vẫn nên thận trọng, nếu có lượng tiền mặt lớn thì mới giải ngân, không nên bắt đáy vì tâm lý thị trường còn tiêu cực do nhiều thông tin hỗn loạn.

Sau phiên 03/10, VN-Index đã thủng mốc hỗ trợ 1,100 điểm, nhiều cổ phiếu ở thấp hơn hỗ trợ, tâm lý bi quan đang chiếm ưu thế. Do dó, cần phải lưu ý ở các mốc hỗ trợ tiếp theo của chỉ số, nếu thanh khoản tốt hơn thì thị trường mới hồi phục được.

Theo ông Nguyễn Hữu Phú - Phó Giám đốc đầu tư của Công ty quản lý quỹ MB Capital, trong tháng 10, thị trường đón nhận nhiều khó khăn, không có thông tin tốt trong khi các thông tin tiêu cực đang phản ánh vào giá, có thể khiến thị trường tiếp tục giảm. Thực tế gần đây, thị trường liên tục giảm mạnh với thanh khoản thấp. Ông Phú cho rằng, cường độ giảm sẽ hẹp dần và thị trường tạo đáy vào cuối tháng 10.

Định giá đã rẻ nhưng xu hướng thị trường chưa ủng hộ

Xét về định giá, ông Nam cho biết cổ phiếu đã hấp dẫn hơn so với năm 2020, 2021 nhưng xu hướng thị trường vẫn chưa ủng hộ nhà đầu tư giải ngân. Nhà đầu tư có thể đợi kết quả kinh doanh quý 3 để thấy rõ bức tranh hơn và dự báo cho triển vọng của quý 4, cả năm 2022. Đây là giai đoạn nhà đầu tư nên chờ đợi.

Trong tháng này, nhà đầu tư cần theo dõi thanh khoản thị trường; định giá đã về vùng hấp dẫn nhưng cần cầu nhiều hơn để hồi phục.

Theo ông Nam, nhà đầu tư cầm nhiều cổ phiếu sẽ phải chịu áp lực lớn. Nếu tiền mặt dồi dào thì tìm cơ hội để giải ngân, nhưng cần hết sức thận trong để tránh những biến động ngắn hạn làm ảnh hưởng tới tài sản.

Về phần mình, ông Phú cho rằng thị trường hiện đã đủ rẻ về dài hạn, lợi nhuận doanh nghiệp đã tốt hơn cũng như doanh nghiệp có khả năng chống chịu tốt hơn. Do đó, ở vùng 1,100 điểm của chỉ số, nhà đầu tư nên xem xét giải ngân dần để đầu tư dài hạn. Nên chọn các cổ phiếu tốt, tránh các cổ phiếu đầu cơ đã tăng mạnh trong thời gian trước.

Trong giai đoạn này, nhà đầu tư nên quan tâm tới vĩ mô của nền kinh tế, chỉ số lạm phát, động thái tăng lãi suất, tình trạng trái phiếu doanh nghiệp nhất là trái phiếu bất động sản.

Giai đoạn ngắn hạn tới vẫn nên ưu tiên tiền mặt. Nhà đầu tư nếu nắm tỷ trọng cổ phiếu cao thì nên đánh giá lại danh mục, giữ lại các cổ phiếu cơ bản và giảm bớt cổ phiếu đầu cơ không có nội tại.

Một số nhóm ngành có triển vọng là ngân hàng, công nghệ thông tin, bán lẻ, dầu khí.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 04/10: Đừng bắt đáy sớm! (03/10/2022)

>   Chứng khoán mất mốc 1,100 điểm, nhà đầu tư nên làm gì? (03/10/2022)

>   VSH, POW và DBD được kỳ vọng khả quan? (03/10/2022)

>   Góc nhìn tuần 03 - 07/10: Chờ đợi dấu hiệu phục hồi ngắn hạn (02/10/2022)

>   Góc nhìn 30/09: Cung cầu vẫn chưa cân bằng? (29/09/2022)

>   Góc nhìn 29/09: Quán tính giảm điểm? (28/09/2022)

>   EVS: Thị trường chưa đủ động lực để thoát khỏi vùng đáy (28/09/2022)

>   Góc nhìn 28/09: Chưa có tín hiệu tích cực (27/09/2022)

>   Chứng khoán xập xình khó kiếm lời, nhà đầu tư có nên dùng "copy trading"? (27/09/2022)

>   Thị trường chứng khoán sẽ còn khó lường nhưng là cơ hội tốt để “chọn hàng” (27/09/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật