Thứ Bảy, 15/10/2022 06:48

Dow Jones giảm hơn 400 điểm

Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm vào ngày thứ Sáu (14/10), khép lại một tuần đầy biến động, 1 ngày sau khi ghi nhận phiên đảo chiều tăng mạnh trong lịch sử khi nhà đầu tư tiếp nhận những kỳ vọng về lạm phát tại Mỹ.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số Dow Jones rớt 403.89 điểm (tương đương 1.34%) xuống 29,634.83 điểm. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn tăng 1.15% trong tuần này. Chỉ số S&P 500 lùi 2.37% xuống 3,583.07 điểm và ghi nhận phiên giảm điểm thứ 7 trong 8 phiên. Chỉ số Nasdaq Composite mất 3.08% còn 10,321.39 điểm, chịu áp lực bởi đà sụt giảm của cổ phiếu Tesla và Lucid Motors, lần lượt sụt 7.55% và 8.61%.

Cả S&P 500 và Nasdaq Composite đều khép lại tuần qua với sắc đỏ, lần lượt giảm 1.55% và 3.11%.

Chứng khoán Mỹ rơi xuống mức đáy trong phiên sau khi một cuộc khảo sát tâm lý người tiêu dùng từ Đại học Michigan cho thấy kỳ vọng lạm phát đang tăng, điều mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể theo dõi sát sao. Nasdaq Composite dẫn đầu đà giảm khi các công ty tăng trưởng thường nhạy cảm nhất với việc nâng lãi suất.

Đồng thời, lợi suất trái phiếu cũng tăng, với lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt 4% lần thứ 2 trong 2 ngày khi nhà đầu tư phản ứng với các kỳ vọng lạm phát cao hơn.

Thị trường đã biến động mạnh trong tuần qua khi nhà đầu tư cân nhắc dữ liệu lạm phát mới, điều này sẽ cho Fed biết có nên tiếp tục nâng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát hay không. Vào ngày thứ Năm (13/10), chứng khoán Mỹ đã có sự đảo chiều ngoạn mục trong phiên. Dow Jones khép phiên ngày thứ Năm vọt 827 điểm sau khi sụt hơn 500 điểm xuống mức đáy phiên. Chỉ số S&P 500 tiến 2.6%, chấm dứt chuỗi 6 phiên giảm liên tiếp, và Nasdaq Composite cộng 2.2%.

Ngày thứ Năm đánh dấu sự đảo chiều tăng từ mức đáy trong phiên mạnh thứ 5 trong lịch sử của S&P 500, và là sự đảo chiều mạnh thứ 4 đối với Nasdaq Composite, theo SentimenTrader.

Các động thái trên thị trường diễn ra sau khi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng CPI công bố, một chỉ báo lạm phát quan trọng của Mỹ cho thấy lạm phát nóng hơn dự kiến trong tháng 9. Ban đầu, điều này gây áp lực lên thị trường khi nhà đầu tư đối mặt với việc Fed tiếp tục kế hoạch nâng lãi suất mạnh tay. Tuy nhiên, sau đó, nhà đầu tư đã rũ bỏ những lo lắng này.

Tuy nhiên, lạm phát dai dẳng vẫn là một vấn đề đối với Fed và lo ngại của nhà đầu tư xung quanh việc thắt chặt chính sách của các ngân hàng trung ương.

Giám đốc đầu tư Mark Haefele tại Công ty quản lý tài sản toàn cầu UBS nhận định: “Khi lạm phát tiếp tục tăng cao và Fed nâng lãi suất nhiều hơn, rủi ro gia tăng do tác động tích luỹ của việc thát chặt chính sách đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, làm suy yếu triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp”.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán châu Á dậy sóng, Nikkei 225 tăng hơn 3% (14/10/2022)

>   Phố Wall khởi sắc, Dow Jones bật tăng hơn 800 điểm (14/10/2022)

>   Đảo chiều ngoạn mục, Dow Jones tăng hơn 400 điểm (13/10/2022)

>   Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt 4% sau báo cáo lạm phát (13/10/2022)

>   Giới trẻ mất niềm tin vào chứng khoán (13/10/2022)

>   S&P 500 giảm 6 phiên liên tiếp, xuống thấp nhất kể từ tháng 11/2020 (13/10/2022)

>   Giám đốc thị trường vốn IMF: Chứng khoán Mỹ có thể giảm thêm 20% (12/10/2022)

>   Cổ phiếu bị bán tháo, vốn hoá các hãng chip “bốc hơi” 240 tỷ USD (12/10/2022)

>   S&P 500 giảm 5 phiên liên tiếp chờ dữ liệu lạm phát quan trọng (12/10/2022)

>   Chứng khoán Mỹ hồi phục, Dow Jones tăng gần 300 điểm (11/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật