Thứ Tư, 12/10/2022 11:23

Cổ phiếu bị bán tháo, vốn hoá các hãng chip “bốc hơi” 240 tỷ USD

Giá cổ phiếu của các hãng sản xuất chip hàng đầu châu Á giảm mạnh trong phiên 11/10, khiến vốn hoá thị trường của ngành chip toàn cầu bốc hơi 240 tỷ USD, mà nguyên nhân là căng thẳng Mỹ - Trung Quốc liên quan đến lĩnh vực công nghệ leo thang.

Giá cổ phiếu của Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, giảm kỷ lục 8,3%. Cổ phiếu của Samsung Electronics Co. và Tokyo Electron Ltd. cũng không thoát khỏi xu hướng giảm.

Tại Mỹ, cổ phiếu của các hãng sản xuất chip giảm phiên thứ 3 liên tiếp, với Nvidia Corp., Advanced Micro Devices Inc., Qualcomm Inc. và Texas Instruments Inc. đều giảm hơn 1%. Tại Hà Lan, giá cổ phiếu của nhà sản xuất công cụ chip ASML Holding cũng giảm 2.3% trong phiên 11/10 và giảm hơn 11% trong 3 phiên liên tiếp gần đây.

Làn sóng bán tháo cổ phiếu chip lan rộng sang thị trường ngoại hối khi các nhà đầu tư thống kê thiệt hại từ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt mà Mỹ đang áp đặt lên các công ty có làm ăn với Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang dựng lên hàng rào ngăn cản doanh nghiệp gia nhập thị trường Trung Quốc bằng cách hạn chế khả năng các công ty Mỹ bán thiết bị và công nghệ cho đối tác Trung Quốc. Có những lo ngại cho rằng các biện pháp hạn chế này có thể gây ảnh hưởng lớn hơn nếu Washington mở rộng phạm vi áp dụng.

Các biện pháp hạn chế của Mỹ bao gồm hạn chế xuất khẩu một số loại chip được sử dụng trong trí tuệ nhân tạo và siêu máy tính, siết quy định về việc bán thiết bị bán dẫn cho mọi công ty Trung Quốc. Washington cũng bổ sung nhiều doanh nghiệp Trung Quốc vào danh sách công ty mà họ coi là chưa được xác minh, điều này có nghĩa là các nhà cung cấp của Mỹ sẽ phải đối mặt với những rào cản mới trong việc bán công nghệ cho các thực thể này.

Gary Dugan, giám đốc điều hành của Global CIO Office, cho biết: “Rất khó để xem đây đã là đáy của cổ phiếu chip. Vấn đề quan trọng ở đây là phương Tây ngày càng quan tâm tới an ninh công nghệ. Chúng tôi thấy không có lý do gì để quay lại đầu tư vào lĩnh vực này vào thời điểm hiện tại dù giá cổ phiếu đang ở mức thấp”.

Mỹ thông báo về việc hạn chế xuất khẩu công nghệ vào ngày 07/10 kèm theo một số gợi ý rằng họ có thể triển khai hành động tương tự đối với các nước khác để đảm bảo hợp tác quốc tế.

Giá cổ phiếu của Samsung giảm 3.9%, mức giảm lớn nhất trong một năm qua, trong khi SK Hynix – một trong những nhà sản xuất chip dành cho bộ nhớ lớn nhất thế giới - giảm 3,5% trước khi phục hồi nhẹ vào cuối phiên. SK Hynix đặt một số cơ sở sản xuất tại Trung Quốc và là một phần trong mạng lưới cung cấp linh kiện cho toàn thế giới.

Tổng cộng, thông báo về hạn chế xuất khẩu công nghệ của Mỹ đã quét sách 240 tỷ USD khỏi thị trường chip thế giới kể từ chốt phiên ngày 06/10, theo dữ liệu của Bloomberg.

Tình trạng bán tháo cổ phiếu chip lan sang cả thị trường tiền tệ, với đồng won của Hàn Quốc giảm 1.8% so với USD và đồng đôla Đài Loan giảm 0.7%.

Nhà phân tích David Wong của Nomura Holdings Inc. nhận định rằng các biện pháp hạn chế của Mỹ là một trở ngại lớn đối với Trung Quốc và là tin xấu đối với thị trường chất bán dẫn toàn cầu. Nỗ lực bản địa hóa của Trung Quốc cũng có thể gặp rủi ro vì nước này không thể sử dụng các xưởng đúc tiên tiến ở Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.

Động thái của Mỹ là nhằm ngăn chặn Trung Quốc xây dựng một ngành công nghiệp chip của riêng họ cũng như nâng cao năng lực quân sự. Tác động có thể lan ra ngoài ngành chất bán dẫn, sang các ngành công nghiệp phụ thuộc vào máy tính cao cấp, từ xe điện, hàng không vũ trụ đến các thiết bị như điện thoại thông minh.

Một số doanh nghiệp đã bắt đầu có động thái. Tập đoàn KLA sẽ ngừng cung cấp một số nguồn cùng và dịch vụ cho các khách hàng có cơ sở ở Trung Quốc, như SK Hynix, từ ngày 12/10 để tuân thủ các quy định gần đây của Mỹ, Reuters đưa tin.

Phía truyền thông nhà nước cũng như giới chức Trung Quốc đã có phản ứng trước động thái của ông Biden, đồng thời cảnh báo về những hậu quả kinh tế và khả năng trả đũa.

“Với quy định mới nhất của Mỹ, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc sản xuất và phát triển chất bán dẫn vì hầu hết thiết bị bán dẫn đều do Mỹ và các đồng minh của họ, như Nhật Bản và Hàn Quốc, cung cấp. Nói chung, không thể duy trì ngành công nghiệp sản xuất chip mà không áp dụng các thiết bị tiên tiến”, Chae Minsook, chuyên gia nhà phân tích tại Korea Investment & Securities, cho hay.

Kim Dung (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   S&P 500 giảm 5 phiên liên tiếp chờ dữ liệu lạm phát quan trọng (12/10/2022)

>   Chứng khoán Mỹ hồi phục, Dow Jones tăng gần 300 điểm (11/10/2022)

>   Chứng khoán châu Á lại bị bán tháo, Nhật Bản rớt hơn 2%, Đài Loan sụt 4% (11/10/2022)

>   Ông trùm ngân hàng Jamie Dimon: Chứng khoán Mỹ có thể “dễ dàng” giảm thêm 20% (11/10/2022)

>   Nasdaq Composite xuống thấp nhất trong 2 năm (11/10/2022)

>   Chuyên gia Jim Cramer: Đừng cố làm anh hùng bắt đáy khi Fed chống lạm phát (08/10/2022)

>   Dow Jones giảm hơn 600 điểm sau báo cáo việc làm tháng 9 (08/10/2022)

>   Quỹ đầu tư dựa vào thuật toán lãi lớn trong cơn hỗn loạn của thị trường (07/10/2022)

>   Dow Jones mất gần 350 điểm chờ tin báo cáo việc làm của Mỹ (07/10/2022)

>   Phố Wall trồi sụt, Dow Jones giảm hơn 100 điểm (06/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật