Thứ Ba, 18/10/2022 11:07

Cần Giờ sẽ là thành phố nghỉ dưỡng đẳng cấp khu vực

Đây là mục tiêu được đặt ra trong Nghị quyết về định hướng phát triển huyện Cần Giờ đến năm 2030 vừa được Thành ủy TP.HCM ban hành.

Thành phố nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái chất lượng cao

Cụ thể, Thành ủy TP.HCM xác định đến năm 2030, huyện Cần Giờ cơ bản trở thành thành phố nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh ở tầm khu vực.

Trải nghiệm đi ca nô khám phá rừng đước ở Cần Giờ. BẢO VY.

Tổng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021 - 2030 của huyện tăng 20,7%/năm. Đến năm 2030, tỷ trọng dịch vụ chiếm 74,7% tổng giá trị sản xuất; thu nhập bình quân đầu người đạt 182 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ đường đô thị được chiếu sáng đạt 100%; tỷ lệ phương tiện giao thông công cộng trên địa bàn sử dụng năng lượng sạch đạt 100%.

Để thực hiện mục tiêu trên, Thành ủy TP xác định quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ - Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Trong đó, triển khai hiệu quả chiến lược phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2030 - 2040 để Cần Giờ trở thành hình mẫu về sự hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên với nâng cao sinh kế và chất lượng sống cộng đồng dân cư, tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững.

Kinh tế Cần Giờ được định hướng phát triển trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của địa phương ven biển. Trong đó chú trọng phát triển các ngành dịch vụ, du lịch biển, kinh tế hàng hải, nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản chất lượng cao. Song song, có chính sách thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế, đặc biệt ưu tiên thu hút các nhà đầu tư lớn có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến vào các lĩnh vực dịch vụ, du lịch sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao và các dự án phát triển đô thị phù hợp với quy hoạch.

“Phát triển du lịch Cần Giờ theo định hướng trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia với những sản phẩm mang đặc trưng của thành phố biển, trong đó chú trọng phát triển du lịch sinh thái rừng, sinh thái nông nghiệp và sinh thái biển. Cần đa dạng hóa các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, các điểm đến thuộc nhiều loại hình đặc sắc của vùng đất Cần Giờ với các trụ cột chính là du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng; Kết nối với các tuyến du lịch quốc tế thông qua cảng hành khách quốc tế trên luồng Sài Gòn-Vũng Tàu; Hỗ trợ triển khai thực hiện Dự án đầu tư mở rộng Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ theo quy hoạch được phê duyệt. Phấn đấu tổng lượng khách du lịch đến Cần Giờ giai đoạn 2021 - 2030 đạt 49 triệu lượt, tốc độ tăng bình quân 12,5%/năm", Nghị quyết nêu rõ.

Cần Giờ sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.

Giải bài toán giao thông kết nối

Thực tế, từ năm 2000 sau khi được công nhận là khu dự trữ sinh quyển, thành phố đã đưa vào quy hoạch và mục tiêu là biến Cần Giờ thành đô thị sinh thái phục vụ cho du lịch. Thời gian qua, lượng khách du lịch cũng đã tăng rất mạnh từ 500.000 khách năm 2010 lên gần 2 triệu khách năm 2019 - thời điểm trước khi diễn ra dịch Covid-19. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông kết nối đang là nút thắt lớn nhất khiến du lịch Cần Giờ suốt nhiều năm chưa thể bứt phá.

Nghị quyết vừa ban hành của Thành ủy cũng đề ra giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu trong thành phố xanh, du lịch sinh thái thân thiện môi trường; triển khai các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội xã đảo Thạnh An.

Cụ thể, triển khai xây dựng 6 xã nông thôn mới kiểu mẫu và mô hình xã nông thôn mới thương mại điện tử tại xã Bình Khánh; triển khai có hiệu quả dự án phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự đột phá về phát triển hạ tầng kỹ thuật, đưa Thạnh An trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu và là xã đảo xanh, sạch, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Qua đó, Nghị quyết xác định TP.HCM phải chủ động phối hợp với các bộ, ngành trung ương và các địa phương nghiên cứu, đầu tư phát triển hệ thống giao thông kết nối; nâng cấp các tuyến đường trung tâm các xã Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Lý Nhơn với đường Rừng Sác; đường vành đai kết nối 4 xã phía bắc; nút giao thông kết nối đường Rừng Sác với tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Đồng thời, thu hút đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác cảng biển tổng hợp, chuyên dùng, cảng hành khách quốc tế, cảng container trung chuyển quốc tế, nhằm hình thành hạ tầng logistics kết nối liên thông các địa phương trong nước và quốc tế.

Nghiên cứu phát triển đường trên cao dọc tuyến đường Rừng Sác vào khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, bảo đảm phát triển giao thông với bảo vệ rừng, bảo vệ cảnh quan, môi trường khu vực.

Hà Mai

thanh niên

Các tin tức khác

>   Vũng Tàu phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tỷ lệ 1/2000 Bãi Sau và đảo Long Sơn (18/10/2022)

>   Đã giải ngân hơn 16.6 ngàn tỷ đồng bồi thường, tái định cư sân bay Long Thành (18/10/2022)

>   VEC đề xuất tự bỏ tiền để mở rộng cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây (18/10/2022)

>   Sai phạm tại các dự án đầu tư công gây thất thoát, lãng phí gần 32.000 tỉ đồng (18/10/2022)

>   Bí thư Hà Nội nói về vị trí xây dựng sân bay thứ 2 (18/10/2022)

>   Chủ tịch Phan Văn Mãi ký nhiều quyết định liên quan đường Vành đai 3 (17/10/2022)

>   An Gia ra mắt sản phẩm bất động sản dòng tiền tại Bình Dương (18/10/2022)

>   Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể báo cáo xin lùi tiến độ 2 tuyến metro tại TP.HCM (17/10/2022)

>   Đồng Nai gỡ vướng cho 8 khu công nghiệp mới 8.2 ngàn ha (17/10/2022)

>   Hoàn thành cây cầu 500 tỷ giáp hai quận cửa ngõ TP.HCM (16/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật