Thứ Hai, 12/09/2022 21:00

PGS.TS. Trần Hoàng Ngân: Chính phủ đã có quyết định rất sáng suốt

Qua quý 1, quý 2, Việt Nam tăng trưởng 7.7%, quý 3 năm nay, chuyên gia Trần Hoàng Ngân dự kiến tăng trưởng 9%, như vậy cả năm có thể đạt được tăng trưởng trên 7%. 

Tại Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, PGS. TS. Trần Hoàng Ngân cho biết đến ngày hôm nay đã đi được 2/3 chặng đường của năm 2022 và với kết quả báo cáo vĩ mô và thông tin Bộ KH&ĐT vừa công bố, có thể yên tâm rằng các chỉ tiêu KTXH theo tinh thần Nghị quyết 32 của Quốc hội (15 chỉ tiêu) thì hoàn toàn có khả năng đạt được, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Qua quý 1, quý 2, Việt Nam tăng trưởng 7.7%, quý 3 năm nay ông dự kiến tăng trưởng 9%, như vậy cả năm có thể đạt được tăng trưởng trên 7%.

Quan trọng hơn là GDP bình quân đầu người Việt Nam phấn đấu đạt được 3,900 USD/người để theo kế hoạch đến năm 2025 sẽ đạt được khoảng 4,700-5,000 USD, để vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đấy là đánh giá sơ bộ về kết quả Việt Nam có được.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân. Ảnh VGP

Nhìn lại cách đây 1 năm mới thấy rằng, để có kết quả này, Chính phủ đã có quyết định rất sáng suốt. Bởi thời điểm đó nếu Việt Nam tiếp tục theo đuổi chính sách Zero COVID thì không có thành quả như ngày hôm nay. Quyết định của Chính phủ là ban hành Nghị quyết 128 để thích ứng an toàn, linh hoạt hiệu quả kiểm soát dịch COVID-19. Đó chính là quyết sách đem lại thành công, đem lại kết quả ngày hôm nay.

Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm trong kiểm soát lạm phát

Nêu thêm một số vấn đề cần quan tâm hiện nay, ông Trần Hoàng Ngân cho rằng, việc trước tiên cần quan tâm là kiểm soát lạm phát. Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm trong kiểm soát lạm phát.

Khi giá dầu lên vượt quá 140 USD/1 thùng, mà sự kiện này năm 2008 đã xảy ra rồi, lúc đó lạm phát của Việt Nam lên tới 23%. Nhưng năm nay khi giá dầu lên như vậy nhưng lạm phát đã kiểm soát được ngay, vì lý do gì? Chính phủ đã thực hiện việc giảm các loại thuế phí liên quan xăng dầu. Đây là một bài học rất quan trọng. Và Việt Nam ổn định tỷ giá cho nên kiểm soát tốt được lạm phát tốt hơn so với thời điểm 2008 và 2011.

Điều hành chính sách tiền tệ ở thời điểm này vô cùng khó khăn

Thứ hai là sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, trong đó ông Ngân đánh giá rất cao sự điều hành chính sách tiền tệ, bởi điều hành chính sách tiền tệ ở thời điểm này vô cùng khó khăn.

Không phải riêng Việt Nam mà cả ngân hàng trung ương các nước cũng vậy. Bởi làm sao giải quyết hài hòa giữa kiểm soát lạm phát nhưng lại chống được suy thoái kinh tế luôn là bài toán khó.

Chính sách tiền tệ có 3 mục tiêu. Mục tiêu thứ nhất là kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ đã đạt được.

Mục tiêu thứ hai là giải quyết việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế cũng đạt được.

Mục tiêu thứ ba bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng đến giờ phút này cũng đạt được.

Tuy nhiên trong thời gian tới, cần phải mạnh mẽ hơn trong vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để đem lại sự lành mạnh hơn để điều hành chính sách tiền tệ một cách thuận lợi hơn. Từ đó giúp mạnh mẽ để xóa bỏ room tín dụng trong thời gian tới. Hiện nay điều hành room là cần thiết, ông Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.

Hiện nay, cần kiên định một chính sách tiền tệ thận trọng vì ở thời điểm này yêu cầu nới lỏng thì sai phạm, yêu cầu thắt chặt thì không phù hợp với diễn biến phát triển kinh tế của Việt Nam, mà một chính sách tiền tệ thận trọng, chặt chẽ , linh hoạt theo diễn biến thị trường.

Bộ Tài chính đã có những cải cách quan trọng

Về chính sách tài khóa, chuyên gia cho rằng, trong thời gian vừa qua Bộ Tài chính đã có những cải cách quan trọng, từ đó giúp tăng thu ngân sách trong điều kiện phải hỗ trợ thuế phí cho phát triển kinh tế xã hội nhưng lại tăng thu ngân sách rất cao (8 tháng thu tới trên 1.2 triệu tỷ, trong khi kế hoạch thu năm nay là 1.4 triệu tỷ) thì như vậy đạt được mục tiêu.

Thu ngân sách năm nay rất lớn từ đó có dư địa tiếp tục hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ nhân dân. Đó là việc tài khóa cần phải làm.

Tuy nhiên, giải ngân vốn đầu tư công đến giờ phút này mới được 40%. Trong khi đây là động lực để thúc đẩy tăng trưởng, là động lực để huy động vốn xã hội, là công cụ giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng. Việt Nam than phiền về hạ tầng, chi phí logictics nhưng vốn giải ngân đầu tư công mới thực hiện được 40%. Năm nay vốn đầu tư công rất lớn trên 520 nghìn tỷ, chưa kể các khoản đầu tư khác.

Ông Trần Hoàng Ngân nghĩ rằng, nếu Bộ Tài chính và các ngành hỗ trợ hơn để giúp cho các doanh nghiệp xây dựng cơ bản giải quyết nợ tồn đọng thì doanh nghiệp sẽ có vốn mà tránh áp lực lên việc phải vay ngân hàng, thì bài toán vốn cũng được đặt ra. 

Quyết liệt đi tìm sự ổn định trong điều kiện có nhiều yếu tố bất định

Trong năm 2023 và những năm tới thì năm 2023 là năm bản lề của kế hoạch KTXH 5 năm. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế của kế hoạch này từ 6.5-7% thì Việt Nam mạnh dạn đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2023 là trên 7%. Đây là vấn đề GDP của năm 2023.

Nhưng để làm được điều đó, việc  quan trọng là nâng được thể trạng của nền kinh tế, nâng được sức khỏe của doanh nghiệp, nâng được sức khỏe của người dân. Có như vậy mới tăng được sức chống chịu trước những biến động bất ổn như đại dịch COVID-19 vừa qua.

Để đạt được mục tiêu này, Ông Ngân nghĩ nên tiếp tục triển khai 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng kinh tế xã hội, vấn đề nhân lực và bài toán về vốn. Bài toán về vốn thì vốn ngắn hạn ở ngân hàng thương mại, vốn trung dài hạn ở thị trường chứng khoán cho nên sớm có thể chế hoàn chỉnh để thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển.

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   TS. Trần Du Lịch: Cần chuẩn bị kịch bản cho năm 2023 ở tất cả lĩnh vực (12/09/2022)

>   GS. Hoàng Văn Cường: Việt Nam sẽ thể hiện rõ mình đang đi ngược với vòng xoáy của kinh tế thế giới (12/09/2022)

>   Ông Trương Văn Phước: Việt Nam sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng, kiểm soát được lạm phát (12/09/2022)

>   Chuyên gia WB: Kinh tế Việt Nam phục hồi rất nhanh chóng, ấn tượng (12/09/2022)

>   Việt Nam là quốc gia duy nhất tại châu Á được IMF nâng dự báo tăng trưởng (12/09/2022)

>   Thủ tướng: Chúng ta không ngồi chờ, không khuất phục trước khó khăn (12/09/2022)

>   Việt Nam đã có sự phát triển thật phi thường (12/09/2022)

>   Những yếu tố nào có thể tác động đến CPI những tháng cuối năm? (09/09/2022)

>   Moody’s nâng hạng tín nhiệm: Việt Nam được lợi gì? (09/09/2022)

>   Lý do khác khiến tỷ lệ nợ công trên GDP giảm (09/09/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật