Việt Nam là quốc gia duy nhất tại châu Á được IMF nâng dự báo tăng trưởng
Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế do Chính phủ Việt Nam tổ chức chiều 12/9, Ông Francois Phainchaud, Trưởng đại diện Văn phòng Đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam (IMF) đã có những chia sẻ rất đáng chú ý.
Đại diện IMF: Việt Nam đang phục hồi rất tốt!
Ông Francois Phainchaud, Trưởng đại diện Văn phòng Đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam (IMF) nêu các chính sách liên quan phòng chống COVID-19 đã giúp Việt Nam duy trì tỷ lệ tử vong thấp và ổn định kinh tế trong ngành ngân hàng và tài chính. Đây là công việc khó khăn nhưng Việt Nam đã làm rất tốt.
Ông Francois Phainchaud, Trưởng đại diện Văn phòng Đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam (IMF): Việt Nam là quốc gia duy nhất tại châu Á được IMF tăng dự báo tăng trưởng. Ảnh VGP/Nhật Bắc
|
Liên quan tới các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới Việt Nam, ông Francois Phainchaud nêu thế giới đang phải đối mặt rất nhiều rủi ro về lạm phát, khủng hoảng kinh tế.
Tuy nhiên, Việt Nam đang phục hồi rất tốt, việc gỡ bỏ các hạn chế liên quan tới COVID-19, các nỗ lực bao phủ vaccine, các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội được triển khai mạnh mẽ, hiệu quả, dẫn tới sự phục hồi của các lĩnh vực như du lịch.
Việt Nam là quốc gia duy nhất tại châu Á được IMF tăng dự báo tăng trưởng
Trong tháng 7, chúng tôi đã tăng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên. Đây là quốc gia duy nhất tại châu Á và khu vực ASEAN mà chúng tôi tăng dự báo tăng trưởng. Năm 2023, chúng tôi giảm dự báo xuống còn 6.7% do mức tăng cao của năm 2022, nhưng vẫn là mức rất cao so với các khu vực khác và so với các nước khác, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á.
Với Việt Nam, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát rất tốt liên quan tới dịch vụ, giao thông, giá xăng dầu và tỷ giá được giữ ổn định. Ngân hàng Nhà nước đã có những nỗ lực để kéo giảm lạm phát, giữ ổn định vĩ mô và đang làm rất tốt. Các điều kiện tài chính cũng được điều hành chặt chẽ.
Phối hợp hài hòa trong điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Chúng tôi khuyến nghị các chính sách tiền tệ cần phải cẩn trọng, duy trì chính sách tiền tệ phải thắt chặt, trao đổi kỹ lưỡng, hành động nhất quán. Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng ổn định tỷ giá để giúp sản xuất trong nước, điều này phù hợp với chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, nếu nâng trần tín dụng sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá.
Trong khi đó, chính sách tài khóa hỗ trợ chính sách tiền tệ và cho phục hồi kinh tế cần được triển khai với vai trò mạnh mẽ hơn, nhắm tới mục tiêu cụ thể hơn, trên diện rộng hơn để không đi ngược lại chính sách tiền tệ.
Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục xử lý vấn đề nợ xấu, các rủi ro tiềm tàng. Tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam đang tăng khá nhanh và GDP tăng rất cao, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hệ thống ngân hàng để phát triển thị trường vốn.
Các lĩnh vực bị tác động bởi lạm phát nhiều, các điều kiện về tài chính trở nên chặt chẽ hơn dẫn đến các vấn đề liên quan vốn, thị trường trong khu vực, đặc biệt trong một số lĩnh vực công nghiệp đang gặp phải vấn
Đại diện IMF nhấn mạnh việc điều hành chính sách tiền tệ cần hết sức thận trọng và tính toán kỹ lưỡng. Ví dụ tỷ giá Việt Nam đang thấp hơn nước khác, Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng ổn định tỷ giá này giúp sản xuất trong nước. Trong khi đó chính sách về tài khóa hỗ trợ chính sách tiền tệ và phục hồi kinh tế cũng cần được triển khai. Chính sách về tài khóa cần hỗ trợ mạnh mẽ hơn, hướng tới mục tiêu cụ thể và trên diện rộng để không đi ngược lại chính sách tiền tệ.
Tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam hiện nay đã tăng lên, GDP Việt Nam tăng cao, là 1 trong 20% nước có tỷ lệ tăng GDP, tuy nhiên theo tiêu chuẩn khu vực chưa phải là cao. Việt Nam vẫn còn thấp hơn nước khác liên quan vấn đề vốn, các nghiên cứu cho thấy vấn đề vốn và tăng trưởng GDP có thể tăng rủi ro khu vực. Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục tăng cường quản lý hệ thống ngân hàng với những chính sách cẩn trọng để phát triển thị trường vốn bền vững.
Nhật Quang
FILI
|