Thứ Hai, 05/09/2022 21:34

OPEC+ bất ngờ giảm sản lượng 100,000 thùng/ngày từ tháng 10

Ngày 05/09, liên minh giữa các nhà sản xuất dầu mỏ quyền lực nhất, OPEC+ nhất trí giảm nhẹ sản lượng từ tháng 10/2022. Điều này gây bất ngờ cho những thành phần tham gia ngay trong bối cảnh thị trường năng lượng biến động mạnh.

Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số nước khác đã quyết định giảm mục tiêu sản lượng bớt 100,000 thùng/ngày từ tháng 10/2022. Trước đó, phần lớn các chuyên viên phân tích năng lượng đều kỳ vọng OPEC+ sẽ giữ nguyên chính sách sản lượng.

Trước đó, Ả-rập Xê-út, nước xuất khẩu dầu lớn nhất OPEC+, đã có đề cập tới ý tưởng OPEC+ giảm sản xuất để kéo giá lên. Tuy nhiên, WSJ cuối tuần trước trích nguồn tin thân cận cho biết Nga phản đối kế hoạch này, vì lo ngại ảnh hưởng đến khả năng đàm phán giá của họ với các khách mua hiện tại. 

Tháng trước, OPEC+ đồng ý nâng sản lượng 100,000 thùng/ngày. Động thái nâng nhẹ sản lượng này được nhiều chuyên gia đánh giá là một lời cự tuyệt với Tổng thống Mỹ Joe Biden sau khi ông tới Ả-rập Xê-út và yêu cầu nước này nâng mạnh sản lượng để hạ nhiệt giá dầu.

Trong tuyên bố, OPEC+ cho biết quyết định giảm sản lượng trở lại là do liên minh chỉ định nâng sản lượng trong tháng 9/2022. Cuộc họp kế tiếp của OPEC+ dự kiến diễn ra vào ngày 05/10.

Giá dầu tăng mạnh sau quyết định của OPEC+. Tính tới lúc 21h22 ngày 05/10 (giờ Việt Nam), hợp đồng dầu Brent tăng 3.9% lên 96.64 USD/thùng, còn dầu WTI vọt 3.6% lên 90 USD/thùng.

Giá dầu đã giảm 25% kể từ đầu tháng 6/2022, sau khi chạm mức đỉnh nhiều năm hồi tháng 3/2022. Đà giảm chủ yếu xuất phát từ nỗi lo về tăng trưởng (do các NHTW nâng lãi suất) và các đợt kiểm soát dịch bệnh ở Trung Quốc.

Tuyên bố của OPEC+ được đưa ra giữa lúc xung đột năng lượng giữa Nga và phương Tây leo thang. Trong đó, nhiều quốc gia ở châu Âu đang lo ngại về rủi ro suy thoái và tình trạng thiếu hụt khí đốt trong mùa đông.

Trong khi đó, nhiều thành phần tham gia thị trường năng lượng đang theo dõi sát sao khả năng nguồn cung dầu thô gia tăng từ Iran nếu Tehran có thể khôi phục thỏa thuận hạt nhân 2015.

Gazprom đóng cửa vô thời hạn đường ống dẫn Nord Stream 1

Giá khí đốt châu Âu tăng vọt hơn 25% trong ngày 05/10 sau khi gã khổng lồ năng lượng Nga Gazprom cho biết sẽ không mở cửa lại đường ống Nord Stream 1.

Gazprom biết việc đóng cửa vô thời hạn đường ống dẫn Nord Stream 1 là do tình trạng rò rỉ dầu trong tuabin. Gazprom nhấn mạnh báo cáo phát hiện rò rỉ dầu “cũng được ký bởi đại diện của Siemens”. Công ty Đức nói rằng những sửa chữa cần thiết chỉ có thể được thực hiện “tại một xưởng chuyên dụng”.

Trong khi đó theo Gazprom, turbine không thể hoạt động an toàn cho đến khi sự cố rò rỉ được khắc phục. Công ty Nga không đưa ra khung thời gian cho việc nối lại nguồn cung qua đường ống Nord Stream 1.

Trước đó, Gazprom thông báo sẽ tạm dừng đường ống Nord Stream 1 trong vòng 3 ngày để bảo trì. Đường ống dự kiến sẽ được mở lại vào sáng 3/9. Tuy nhiên ngay trước hạn chót, công ty Nga bất ngờ tuyên bố việc vận chuyển khí đốt qua Nord Stream 1 sẽ bị dừng vô thời hạn vì turbine gặp sự cố.

Từ tháng 7, đường ống Nord Stream 1 đã giảm công suất đáng kể do một số turbine khí dừng hoạt động.

Một turbine trong số đó đã được gửi đến Montreal (Canada) để sửa chữa, và mắc kẹt ở đó do các lệnh trừng phạt của Canada đối với Nga về cuộc xung đột ở Ukraine.

Đầu tuần này, Moscow cho biết chính xác biện pháp trừng phạt đã ngăn Nord Stream 1 hoạt động hết công suất. Giám đốc điều hành Gazprom Alexey Miller cũng cảnh báo rằng các lệnh trừng phạt có thể cản trở Siemens Energy thực hiện việc bảo trì thường xuyên các thiết bị của đường ống.

Trong khi đó, đường ống Nord Stream 2 mới được xây dựng vẫn chưa đi vào hoạt động do Đức từ chối cấp phép.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Thực trạng xăng dầu: Không thiếu 'máu' nhưng vẫn có thể bị 'hoại tử'! (05/09/2022)

>   Giá dầu diesel tăng hơn 1,400 đồng/lít, đắt hơn cả giá xăng RON 95 (05/09/2022)

>   Loạt cây xăng ở Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc hết hàng (05/09/2022)

>   Giá khí đốt ở châu Âu bất ngờ giảm mạnh (04/09/2022)

>   Cảnh sát biển bắt giữ 2 tàu chở 75.000 lít dầu không giấy tờ hợp pháp (03/09/2022)

>   Giá xăng dự báo giảm sau nghỉ lễ 2/9 (03/09/2022)

>   Lý do 'ông lớn' xăng dầu phải khẩn thiết kiến nghị (03/09/2022)

>   Dầu phục hồi trước cuộc họp của OPEC+ (03/09/2022)

>   Giá dầu trượt dài hơn 3% trước nỗi lo nhu cầu (02/09/2022)

>   Nga có lượng khí đốt đủ dùng trong ít nhất 100 năm (01/09/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật