Thứ Tư, 07/09/2022 16:57

Không thể dẫn luật kiểu 'râu ông nọ cắm cằm bà kia' 

Theo thông tin từ cổng thông tin điện tử TP Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), UBND phường Trần Phú thuộc thành phố này đã lập biên bản xử phạt hành chính một số người dân không đồng ý cho con họ chích vaccine ngừa Covid-19. Chính quyền phường này đã viện dẫn một số quy định luật để làm cơ sở pháp lý cho việc ra quyết định xử phạt. Tuy nhiên, các điều luật được dẫn này không được đặt đúng trong phạm vi được quy định áp dụng vốn rất chặt chẽ nên hoá thành ‘râu ông nọ cắm càm bà kia’.

Báo Lao Động dẫn lời đại diện UBND phường Trần Phú cho biết, đến thời điểm ngày 5-9 đã có khoảng 8-9 phụ huynh không cho con đi chích vaccine ngừa Covid-19 bị lập biên bản. Trước đó, chính quyền phường này đã đến nhà để vận động, thuyết phục các bậc phụ huynh cho con em chích vaccine trước thềm năm học mới.

Trên cổng thông tin điện tử TP Móng Cái, bản tin về sự kiện này đăng kèm hai biên bản xử phạt hành chánh đã được lập với cơ sở pháp lý được căn cứ là các văn bản có liên quan đến y tế gồm: ; “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế” và về việc bổ sung bệnh Covid-19 vào danh sách bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Thoạt xem qua thì chính quyền phường này đã liệt kê đầy đủ các văn bản để làm cơ sở pháp lý, nhưng tiếc là việc vận dụng luật tưởng chừng rất chặt chẽ này lại đầy lỗ hổng. Lý do là người soạn thảo văn bản đã bỏ sót hai văn bản pháp luật có liên quan và mang tính quyết định đến việc bắt buộc chích vaccine và áp dụng biện pháp phòng chống Covid-19 là “Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc” và của Chính phủ.

Điểm đúng duy nhất là việc xem Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhưng các quy định liên quan thì đã bị vận dụng không chính xác vì chính quyền phường đã bỏ qua những điều kiện ràng buộc kèm theo.

Đầu tiên là việc dẫn Khoản 1 Điều 9 “Vi phạm quy định về sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế” của . Bản tin này trích dẫn quy định cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi “Không thực hiện hoặc cản trở trẻ em, phụ nữ có thai sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng”.

Như vậy, để áp dụng quy định này thì vaccine đó phải nằm trong danh mục bệnh truyền nhiễm bắt buộc sử dụng. Danh mục này gồm 18 bệnh được quy định trong .

Điều 1 của Thông tư 38/2017 quy định danh mục 10 bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vaccine bắt buộc theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

Trong khi đó, Điều 2 của của Thông tư 38/2017 quy định danh mục 8 bệnh truyền nhiễm, phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch.

Như vậy, căn cứ pháp lý mà UBND phường Trần Phú đưa ra để xử phạt phụ huynh từ chối chích vaccine ngừa Covid-19 là không chính xác nếu chiếu theo Thông tư 38/2017. Bệnh Covid-19 không nằm trong danh mục 18 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải dùng vaccine.

Cuối cùng, mọi chính sách phòng dịch Covid-19 đều phải tuân thủ ngày 11-10-2021 của Chính phủ: Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Đây là văn bản pháp luật cao nhất liên quan đến quy định các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 dựa trên phân loại dịch theo 4 cấp độ: 1 (vùng xanh), 2 (vùng vàng), 3 (vùng cam) và 4 (vùng đỏ). Tương ứng mỗi cấp độ là các biện pháp phòng chống dịch được quy định chi tiết.

Nghị quyết 128 quy định rất rõ ràng “Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Y tế và tình hình dịch trên địa bàn, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định chuyển đổi cấp độ dịch”. Tương ứng với mỗi cấp độ dịch, Nghị quyết 128 quy định rất rõ các biện pháp phòng dịch được áp dụng với sự hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

Như vậy, việc UBND một phường hay thậm chí cả UBND tỉnh Quảng Ninh cũng không có thẩm quyền để tự đặt ra thêm các quy định phòng dịch Covid-19 khác với Nghị quyết 128 của Chính phủ.

Dù sau đó, đại diện UBND phường Trần Phú biện bạch, việc lập biên bản cũng chỉ là một biện pháp nhằm nhắc nhở, vận động, tuyên truyền, chứ sẽ không phạt. Nhưng ngày cả khi không phạt thì việc lập biên bản như vậy cũng sai về luật.

Không riêng gì Móng Cái, hồi tháng 6 năm nay, UBND huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng cũng đã bị “thổi còi”, phải thu hồi thông báo về việc bắt buộc chích ngừa mũi 4 vaccine Covid-19. Theo thông báo này, nếu người dân không chấp hành sẽ không cho phép đi ra khỏi nơi cư trú, không được tham gia các hoạt động công cộng, không giải quyết các thủ tục hành chính.

Có lẽ, các cơ quan hành pháp trước khi ban hành văn bản cần chuyển cho bộ phận tư vấn pháp luật như phòng tư pháp địa phương xem lại để tránh làm “mất mặt chính quyền” vì những lỗ hổng không đáng có như trường hợp Móng Cái, Mỹ Xuyên.

Song Nghi

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Chuyện gì sẽ xảy ra khi giới nhà giàu bớt vung tiền mua sắm (07/09/2022)

>   Bộ Nội vụ đồng ý phương án nghỉ 7 ngày tết Nguyên đán 2023 (06/09/2022)

>   Thanh tra, xử lý nghiêm doanh nghiệp bán ghế massage Trung Quốc 'đội lốt' hàng Nhật (06/09/2022)

>   Dòng căn hộ từ 2.3 tỷ của An Gia gây sốt thị trường Bình Chánh (09/09/2022)

>   Chuyên gia, doanh nghiệp chọn nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày (05/09/2022)

>   Vi phạm hàng loạt quy định, đa cấp Nu Skin và Unicity bị phạt 405 triệu đồng (05/09/2022)

>   Giám đốc Công an TP HCM yêu cầu trấn áp tội phạm "tín dụng đen" (01/09/2022)

>   Dịp Quốc khánh 2/9: Căng thẳng vì 'cháy' vé (31/08/2022)

>   Các đường dây lừa đảo xuyên biên giới kiếm tiền thế nào (30/08/2022)

>   Ngưng kiểm tra thẻ hành lý ký gửi chặng nội địa để giảm ùn tắc sân bay (29/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật