Góc nhìn tuần 26 - 30/09: Chờ diễn biến chốt NAV quý 3
Công ty Chứng khoán (CTCK) Sài Gòn - Hà Nội (SHS) nhận định thị trường sẽ chốt NAV quý 3/2022 trong tuần tiếp theo 26 - 30/09, qua đó tổng kết đánh giá tương quan diễn biến giá cổ phiếu và tình hình doanh nghiệp, hiệu quả đầu tư, cũng như những kỳ vọng mới, tiềm năng mới trong quý 4/2022.
Chờ diễn biến chốt NAV
CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Thị trường sẽ chốt NAV quý 3/2022 trong tuần tiếp theo 26 - 30/09, qua đó tổng kết đánh giá tương quan diễn biến giá cổ phiếu và tình hình doanh nghiệp, hiệu quả đầu tư, cũng như những kỳ vọng mới, tiềm năng mới trong quý 4/2022. Ngắn hạn với ảnh hưởng tăng lãi suất của Fed, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cũng công bố nâng các mức lãi suất điều hành, lãi suất tiền gửi lên thêm 1%. Như vậy, với Việt Nam đồng vẫn giữ giá khá tốt khi nên kinh tế vẫn duy trì tăng trưởng_thì các công ty có tỷ trọng tiền mặt lớn, nợ vay thấp, sẽ có lợi thế trong tình hình hiện nay.
Trong đó, nhóm cổ phiếu ngành dầu khí nhiều công ty luôn duy trì tỉ trọng tài sản ngắn hạn, tiền mặt ở mức cao so với vốn hóa, bên cạnh những kỳ vọng mới về Luật Dầu khí, dự án lô B Ô Môn được sẽ tăng trưởng tốt hơn so với thị trường chung. Đồng thời nhóm bảo hiểm cũng được thì trường kỳ vọng, thu hút dòng tiền đầu tư.
Theo xu hướng trung hạn, VN-Index vẫn trong giai đoạn tích lũy dưới xu hướng giảm giá trung hạn hình thành từ vùng đỉnh 1,520-1,528 đểm tháng 4/2022 và đỉnh 1,295 điểm tháng 8/2022. Chỉ khi chỉ số VN-Index vượt được xu hướng giảm giá này, mới có thể kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn.
Tâm lý vẫn trong vùng bi quan
CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Thị trường có thể tiếp tục “sideways” và chỉ số VN-Index biến động trong vùng 1,200 – 1,220 điểm trong phiên giao dịch đầu tuần 26 - 30/09. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao, nhưng các chỉ số chính đang trong trạng thái quá bán ngắn hạn cho nên thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi phục kỹ thuật trong vài phiên tới. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục tăng cho thấy các nhà đầu tư đang tỏ ra tích cực hơn với tình hình hiện tại, nhưng chỉ báo tâm lý vẫn đang nằm trong vùng bi quan.
Giảm điểm trong phiên đầu tuần
CTCK Bản Việt (VCSC): Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của các chỉ số vẫn duy trì ở mức tiêu cực. Với việc VN-Index thiết lập mức thấp mới trong tuần 19 - 23/09 và kể từ đầu tháng 8, bên bán có vẻ như đang lấy lại quyền kiểm soát thị trường. Dự báo trong phiên giao dịch tới 26/09, thị trường có thể sẽ xuất hiện phiên giảm điểm để chỉ số VN-Index kiểm định hỗ trợ Fibonacci tiếp theo tại 1,185 điểm còn VN30 kiểm định vùng đáy trung hạn tại 1,200-1,210 điểm. Lực mua có thể sẽ được thúc đẩy từ các hỗ trợ ở vùng giá thấp và tạo ra sự giằng co cho thị trường sau đó.
Nếu VN-Index và VN30 có thể đóng cửa trên 1,185 điểm và 1,200 điểm, thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi phục sau đó. Ngược lại, nếu lực bán áp đảo khiến VN-Index đóng cửa dưới mốc 1,185 và đặc biệt là VN30 vi phạm thuyết phục đáy trung hạn, xu hướng giảm điểm sẽ được củng cố.
Cơ hội ở số ít cổ phiếu
CTCK Tân Việt (TVSI): Phiên cuối tuần 23/09, thanh khoản không có sự cải thiện và các cổ phiếu vốn hóa lớn tiêu cực hơn so với các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ cho thấy thị trường chưa có sự đồng thuận. Điều này cho thấy các nhà đầu tư tổ chức đang có góc nhìn thận trọng hơn sau các chính sách lãi suất. Trong khi đó các khách hàng cá nhân đang lạc quan hơn và thúc đẩy sự hồi phục ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Phiên giảm điểm 23/09 khiến cho thành quả hồi phục phiên trước gần như bị xóa bỏ và đẩy VN-Index về lại sát mốc hỗ trợ 1,200 điểm. Do đó, thị trường chưa có sự đồng thuận và khó lường hơn trong khi các cơ hội sẽ chỉ xuất hiện đơn lẻ ở số ít cổ phiếu.
Vùng đáy tháng 7 sẽ là hỗ trợ xa
CTCK Tiên Phong (TPS): Ngưỡng 1,200 điểm tiếp tục hoàn thành tốt vai trò nâng đỡ cho VN-Index trong phiên 23/09. Kết quả này cho thấy lực mua vẫn đang hiện diện tại hỗ trợ này. Tuy nhiên thanh khoản của thị trường vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể và biến động ở mức thấp (dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất) chứng tỏ sự thận trọng của nhà đầu tư vẫn đang ở mức cao.
Bên cạnh đó, chỉ báo Relative Strength Index (RSI) và chỉ báo MACD vẫn duy trì tín hiệu tiêu cực, qua đó cho thấy rui ro thị trường tiếp tục điều chỉnh là vẫn còn. Trong trường hợp chỉ số tiếp tục điều chỉnh và phá vỡ ngưỡng 1,200 điểm, vùng đáy tháng 7/2022 sẽ là hỗ trợ tiếp theo nâng đỡ cho chỉ số.
Chờ số liệu vĩ mô quý 3
CTCK MB (MBS): Trong bối cảnh thị trường chịu tác động bất lợi cả trong và ngoài nước, chỉ số VNI giảm sang tuần thứ 4 liên tiếp nhưng vẫn trụ vững trên ngưỡng 1,200 điểm. MBS cho rằng đây là tín hiệu tích cực lúc này. Từ tuần sau 26 - 30/09, thị trường trong nước sẽ đón nhận các thông tin vĩ mô và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá hết sức tích cực khi nền so sánh cùng kỳ thấp. Chỉ số VN-Index nhiều khả năng sẽ dao động xung quanh ngưỡng 1,200 điểm trước khi hồi phục sau loạt dữ liệu vĩ mô quý 3.
Đông Tư
FILI
|