Chủ Nhật, 11/09/2022 21:15

Đầu tư công chậm giải ngân, đề nghị quy trách nhiệm người đứng đầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

8 tháng năm 2022, giải ngân đầu tư công mới đạt hơn 39% kế hoạch, do đó, nhiệm vụ của những tháng còn lại tương đối lớn.

Tại tờ trình của Bộ KH&ĐT về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công, lãnh đạo Bộ KH&ĐT nhận định, kế hoạch giải ngân đầu tư công năm 2022 bị ảnh hưởng với số vướng mắc đặc thù. Trong đó, thể chế, chính sách điều chỉnh hoạt động dự án đầu tư công còn bất cập, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, nhất là các chính sách về đất đai, tài nguyên môi trường, NSNN (ngân sách nhà nước), công sản, xây dựng, đấu thầu, đầu tư công.

Nguyên nhân rất đa dạng, bao gồm nguyên nhân tồn tại lâu nay chưa được khắc phục triệt để và nguyên nhân khách quan, đặc thù của năm 2021 như giá nguyên, nhiên, vật liệu, cước, phí vận chuyển hàng hóa quốc tế... tăng cao. Việc huy động chuyên gia, nhà quản lý và lao động chất lượng cao, nhà thầu nước ngoài, máy móc, thiết bị nhập khẩu phục vụ các dự án đầu tư công bị gián đoạn.

Cụ thể, về lĩnh vực đất đai, việc xác định phân loại đất, nguyên tắc sử dụng đất giữa các Luật còn chưa thống nhất. Một số quy định về đất đai chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn dẫn đến công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn.

Công tác quản lý đất đai còn lỏng lẻo, quy trình thủ tục pháp lý của công tác thu hồi đất một số nơi chưa chặt chẽ, công khai minh bạch dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện của người dân.

Với lĩnh vực NSNN và công sản, có một số vướng mắc liên quan đến chuyển giao tài sản công và sử dụng ngân sách. Lĩnh vực xây dựng, đấu thầu, đầu tư công gặp một số vướng mắc về chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, tách giai đoạn bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập,...

Trước tình hình này, Bộ KH&ĐT đề xuất tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong triển khai dự án đầu tư công; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư công.

Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giao kế hoạch, giải ngân, giám sát, đánh giá đầu tư, giảm thiểu thủ tục hành chính, đảm bảo công khai, minh bạch thông tin và tăng cường giám sát đối với đầu tư công.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cũng đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Việt Linh

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Thủ tướng yêu cầu PVN không để thiếu năng lượng, xăng dầu (11/09/2022)

>   Thừa Thiên-Huế điều chỉnh việc cấp phép và quy hoạch khoáng sản (11/09/2022)

>   Cách Nhật Bản đổi mới hệ thống giao thông (11/09/2022)

>   Thị trường trung thu 2022: Sôi động tới phút chót (10/09/2022)

>   Giá trị M&A tại Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 đã bằng cả năm 2021 (10/09/2022)

>   Chủ tịch INTA: Việt Nam là điểm đến số 1 trong ASEAN với nhà đầu tư châu Âu (10/09/2022)

>   Từ giải thưởng quốc tế nghĩ đến vấn đề bắt tay làm du lịch (10/09/2022)

>   Khởi tố bốn đối tượng trong đường dây đánh bạc 155 tỷ đồng (09/09/2022)

>   Đà Nẵng kêu gọi đầu tư từ Vương quốc Anh (10/09/2022)

>   Cựu Thứ trưởng Cao Minh Quang bị truy tố trong vụ án liên quan thuốc Tamiflu (09/09/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật