Cuộc chiến gà rán ở Hàn Quốc lan rộng
Không chỉ gà rán mà pizza, thịt heo chua ngọt cũng được giảm 50% tại các siêu thị lớn ở Hàn Quốc như Lotte Mart, Home Plus.
Sau khi Home Plus, nhà bán lẻ lớn thứ 2 Hàn Quốc tung ra món gà “Dangdang", làn sóng bán các sản phẩm chỉ với nửa giá như gà rán, pizza, cơm trưa… đang dâng cao ở Hàn Quốc.
“Dangdang” được bán với giá chỉ 6.990 won/hộp (khoảng 121.000 đồng) trong bối cảnh món gà yêu thích này của người Hàn Quốc đang tăng giá mạnh do lạm phát. Lạm phát ở Hàn Quốc đã chạm mốc 23%, tốc độ nhanh nhất trong 23 năm. Do đó, Ngân hàng Trung ương đã liên tục tăng lãi suất.
Nhu cầu cũng nhanh chóng tăng lên khi các hạn chế được nới lỏng và mọi người quay trở lại thói quen ăn uống tại nhà hàng.
Nối gót Home Plus, các nhượng quyền thương mại khác cũng tung ra những chiết khấu của riêng họ.
Cạnh tranh về giá từ các đại siêu thị đang lan nhanh sang các lĩnh vực thực phẩm khác. Gần đây, cuộc cạnh tranh về hiệu quả chi phí đã vượt qua tranh cãi về “sản phẩm mồi” cùng với “vi phạm quyền cạnh tranh thương mại” và đang lan rộng với sự hưởng ứng tích cực từ người tiêu dùng.
Tận dụng khả năng thu mua nguyên liệu và sản phẩm với số lượng lớn, nhiều nơi tung ra các sản phẩm nửa giá từ gà, pizza đến đồ ăn Trung Quốc để thu hút khách hàng.
Nhiều người ủng hộ các chuỗi cửa hàng giảm giá. Ảnh: Emart.
|
Lotte Mart thông báo vào ngày 31 rằng họ sẽ tung ra sản phẩm “xô thịt heo chua ngọt" và bán nó với giá 7.800 won (khoảng 135.000 đồng), giảm giá 2.000 won (khoảng 35.000 đồng) cho các thành viên L-Point từ ngày 1 đến ngày 7/9. Khi thời gian giảm giá kết thúc, nó sẽ được bán lại với giá 9.800 won (khoảng 170.000 đồng)
Giá bán thịt lợn chua ngọt trung bình trên toàn quốc tính đến tháng 3 năm nay là 15.690 won (dựa trên phân tích kinh doanh nhà hàng của Tổng công ty Thương mại Thực phẩm & Nông sản Hàn Quốc). Như vậy, sản phẩm này đã được Lotte Mart giảm giá đến 50%.
Lotte Mart giải thích rằng sản phẩm này có đặc điểm nổi bật là sốt chua ngọt và thịt heo chiên, trọng lượng 650 g, hào phóng hơn loại cỡ lớn (450-550 g) bán tại các nhà hàng Trung Quốc. Nước sốt được cung cấp trong hai hộp riêng biệt, khối lượng khoảng 40 g để người tiêu dùng có thể lựa chọn giữa "Dipping" (chấm) và "Bumuk" (đổ).
Truyền thông nước ngoài cũng tỏ ra quan tâm đến “cuộc chiến gà rán" ở Hàn Quốc Bloomberg News đưa tin: “Các công ty nhượng quyền thịt gà đang cảm thấy áp lực mạnh mẽ trong việc giảm giá hoặc ít nhất là không tăng giá nữa”.
Cuộc chiến này dự kiến sẽ tiếp tục trong một thời gian - một quan chức ngành phân phối cho biết .
“Dù chỉ là sản phẩm mồi tạm thời, sự kiện giá cực rẻ sẽ có tác dụng tích cực thu hút người tiêu dùng đã quen với việc mua sắm trực tuyến do Covid-19. Đây cũng là cơ hội để kéo khách hàng quay trở lại các siêu thị quy mô lớn.
Các ngành khác cũng lo lắng trước sự cạnh tranh về giá từ các đại siêu thị. Một số nhượng quyền thương mại như Go Pizza, BHC và Kyochon đã tung ra các sự kiện giảm giá của riêng họ như giảm giá theo thời gian (giảm giá trong thời gian có hạn) và phiếu giảm giá được cung cấp khi sử dụng ứng dụng đặt hàng của thương hiệu.
Ứng dụng giao hàng, vốn gây ra tranh cãi về lạm phát nền tảng, đã quyết định mở rộng “sự kiện khuyến mãi 0 đồng nhận được đơn hàng trọn gói”.
Coupang Eats và Baedal Minjok đã thông báo vào cùng ngày. “Chúng tôi sẽ mở rộng chương trình khuyến mãi hoa hồng môi giới dịch vụ đặt hàng trọn gói 0 won, kéo dài từ ngày 30/9 cho đến ngày 31/12”.
Dịch vụ mua mang về là dịch vụ mà người tiêu dùng trực tiếp đến cửa hàng để lấy thực phẩm. Điều này là để chuẩn bị cho gánh nặng gia tăng đối với người lao động tự do và người tiêu dùng do giá thực phẩm cao hơn khi phí đóng gói tăng trong bối cảnh lạm phát cao.
Diệu Thanh
Zing.vn
|