Thứ Năm, 29/09/2022 09:27

CPI quý 3/2022 tăng 3.32% so với cùng kỳ năm trước

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 tăng 0.4% so với tháng trước chủ yếu do giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào và một số địa phương tăng học phí năm học mới 2022-2023. CPI bình quân quý 3/2022 tăng 3.32% so với quý 3/2021.

CPI bình quân quý 3/2022 tăng 3.32% so với quý 3/2021. Bình quân 9 tháng năm nay, CPI tăng 2.73% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1.88%.

 

Trong mức tăng 0.4% của CPI tháng 9/2022 so với tháng trước, 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

CPI bình quân quý 3/2022 tăng 3.32% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Giao thông tăng 10.22%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 4.65%; đồ uống và thuốc lá tăng 3.45%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3.31%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2.83%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2.42%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2.31%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2.03%; giáo dục tăng 1.84%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.44%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0.17%.

CPI bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 2.73% so với bình quân cùng kỳ năm 2021. CPI 9 tháng năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Giá xăng dầu trong nước tăng 41.07% so với cùng kỳ năm trước (tác động làm CPI chung tăng 1.48 điểm phần trăm); giá gas tăng 18.75% (làm CPI chung tăng 0.27 điểm phần trăm).

Giá ăn uống ngoài gia đình tăng 4.38% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0.38 điểm phần trăm) do dịch COVID-19 đã được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng.

Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 9 tháng tăng 7.88% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0.16 điểm phần trăm.

Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 0.5% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0.11 điểm phần trăm); giá gạo tăng 1.14% (làm CPI chung tăng 0.03 điểm phần trăm).

Bên cạnh đó, có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 9 tháng năm 2022:

Giá dịch vụ giáo dục giảm 1.88% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí trong năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, làm CPI chung giảm 0.1 điểm phần trăm.

Giá bưu chính viễn thông giảm 0.42% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại di động giảm.

Để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

Lạm phát cơ bản tháng 9/2022 tăng 0.47% so với tháng trước, tăng 3.82% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1.88% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2.73%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Đến 20/09, tín dụng toàn nền kinh tế tăng trưởng 10.54% (29/09/2022)

>   GDP quý 3/2022 của Việt Nam tăng 13.67%, vượt mọi dự báo (29/09/2022)

>   Ngân hàng Thế giới: GDP Việt Nam có thể tăng trưởng 7.2% năm 2022 (27/09/2022)

>   Quốc hội sẽ xem xét thông qua 07 dự án Luật tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV (27/09/2022)

>   Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có tiền mà không giải ngân được là có lỗi với nhân dân (26/09/2022)

>   Các CTCK nhận định như thế nào sau việc NHNN tăng lãi suất điều hành? (24/09/2022)

>   Yếu tố nào giúp kinh tế Việt Nam bứt tốc tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á? (23/09/2022)

>   Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung quan trọng cần thiết để ổn định kinh tế vĩ mô (22/09/2022)

>   Đừng xem phát triển kinh tế số như thành tích! (22/09/2022)

>   ADB nêu lý do kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn dự kiến (21/09/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật