Xuất khẩu thuỷ sản chững lại trong tháng 7, xuống dưới 1 tỷ USD
Từ tháng 5, xuất khẩu thuỷ sản đã có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi tăng nóng từ 39-62% trong 4 tháng đầu năm.
Theo đó, xuất khẩu tăng 34% trong tháng 5 và tăng 18% trong tháng 6. Sang tháng 7, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục chững lại với giá trị xuất khẩu 970 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 4% so với tháng 6/2022.
Nguyên nhân xuất khẩu giảm tốc từ tháng 5 là do thời tiết bất lợi, mưa sớm hơn so với mọi năm làm ảnh hưởng đến đến sản lượng thủy sản, gây ra dịch bệnh trên tôm nuôi khiến cho cho sản lượng tôm giảm, đồng thời nguồn hàng dự trữ từ năm ngoái cũng đã cạn dần.
Riêng xuất khẩu tôm trong tháng 6 đã giảm 1% so với cùng kỳ năm trước vì vấn đề thiếu hụt nguyên liệu. Sang tháng 7, xuất khẩu tôm tiếp tục giảm gần 13% đạt 385 triệu USD. Luỹ kế 7 tháng, xuất khẩu tôm mang về 2.65 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản xuất tôm trong nước và nhu cầu tôm thế giới được dự báo là không khả quan trong 6 tháng cuối năm. Nguồn cung tôm của các nước sản xuất tăng mạnh, lượng nhập khẩu của các thị trường chính như Mỹ, EU tăng trong nửa đầu năm sẽ dẫn đến lượng tồn kho tăng và nhu cầu chững lại trong nửa cuối năm. Trong khi đó, sản xuất tôm nguyên liệu trong nước đang gặp khó khăn vì thời tiết và các chi phí quá cao, do vậy sẽ tiếp tục thiếu hụt tôm nguyên liệu trong nửa cuối năm.
Không giống như mặt hàng tôm, nguồn nguyên liệu cá tra không phải là vấn đề lớn, nhưng nhu cầu nhập khẩu cũng có xu hướng chững lại ở một số thị trường. Do vậy, xuất khẩu cá tra cũng tăng trưởng chậm lại trong quý 2. Sang tháng 7, xuất khẩu cá tra đạt 197 triệu USD, tăng 56%, luỹ kế hết tháng 7/2022, xuất khẩu cá tra đạt trên 1.6 tỷ USD, tăng 79% so với cùng kỳ năm 2022.
Trước tác động của lạm phát giá và xu hướng tăng giá xuất khẩu của các nước nên nhu cầu nhập khẩu của các thị trường cũng có những thay đổi phù hợp.
Cá tra cũng là một mặt hàng có lợi thế khi lạm phát lên quá cao ở nhiều thị trường, người tiêu dùng sẽ thắt chặt chi tiêu, chuyển hướng sang các sản phẩm có giá phù hợp như cá tra phile đông lạnh hoặc chả cá, surimi, cũng như một số sản phẩm đông lạnh khác…
xuất khẩu cá ngừ, cá biển khác và mực, bạch tuộc vẫn giữ được tăng trưởng cao từ 37 – 44% trong tháng 7. Tính đến hết tháng 7/2022, xuất khẩu cá ngừ tăng 53% đạt 641 triệu USD, xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng 31% đạt 417 triệu USD và các loài cá biển khác tăng 16% đạt trên 1.1 tỷ USD.
Lượng tồn kho tăng cùng với lạm phát đã tác động đến nhu cầu nhập khẩu của Mỹ từ tháng 6, do vậy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường này đã giảm 8% trong tháng 6 và tiếp tục giảm sâu 23% trong tháng 7. Luỹ kế 7 tháng đầu năm, xuất khẩu sang Mỹ đạt gần 1.5 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
xuất khẩu sang EU vẫn giữ được tăng trưởng 28% trong tháng 7 và luỹ kế 7 tháng đạt 829 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2021.
xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc sau 7 tháng đã chạm mốc 1 tỷ USD, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2021.
Khan hiếm nguyên liệu tôm và hải sản sẽ tiếp tục chi phối đến kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong quý 3, theo đó dự báo quý 3 sẽ tăng trưởng chậm hơn so với quý 2 và quý 1, ước đạt khoảng 3 tỷ USD.
Vũ Hạo (Theo Vasep)
FILI
|