Thứ Sáu, 19/08/2022 11:32

Lạm phát tăng mạnh, Nhật Bản vẫn tiếp tục chương trình kích thích kinh tế khổng lồ

Giá cả nhiều hàng hóa đồng loạt tăng, khiến lạm phát ở Nhật Bản tiép tục tăng, nhưng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có thể sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng nhằm hỗ trợ cho đà phục hồi của nền kinh tế nước này.

Người dân mua sắm tại một chợ ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 19/8, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) cho biết trong tháng 7/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của nước này tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 0,2 điểm so với tháng trước và cao nhất kể từ tháng 12/2014. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp chỉ số này ở trên mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).

Theo giới phân tích, nguyên nhân chủ yếu khiến lạm phát ở Nhật Bản tiếp tục tăng là do giá nhiên liệu và nguyên vật liệu thô vẫn đứng ở mức cao, khiến giá cả nhiều hàng hóa đồng loạt tăng, trong khi việc đồng yen mất giá so với USD cũng khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Điều này đang đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình ở Nhật Bản tăng cao trong lúc tốc độ tăng tiền lương vẫn rất chậm. Thực trạng này có thể tác động tiêu cực tới đà phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản sau đại dịch.

Cụ thể, nếu tính cả biến động giá cả thực phẩm tươi sống, CPI của Nhật Bản trong tháng 7 tăng tới 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, còn nếu loại trừ các biến động của giá thực phẩm tươi sống và năng lượng, chỉ số này chỉ tăng 1,2%. Điều này cho thấy việc giá thực phẩm tươi sống và năng lượng tăng cao đã tác động lớn tới chỉ số này.

Mặc dù vậy, so với các nền kinh tế lớn khác trên thế giới, lạm phát ở Nhật Bản vẫn khá thấp. Bên cạnh đó, nếu loại trừ những biến động về giá cả thực phẩm tươi sống và năng lượng, CPI của Nhật Bản còn thấp hơn nhiều. Vì vậy, giới phân tích dự báo Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có thể sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng nhằm hỗ trợ cho đà phục hồi của nền kinh tế nước này.

Trước đó, Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda đã khẳng định rằng ngân hàng trung ương này sẽ chưa từ bỏ chương trình kích thích khổng lồ của mình nếu nhu cầu tiêu dùng cá nhân chưa hồi phục.

Đào Thanh Tùng

TTXVN

Các tin tức khác

>   Kinh tế Trung Quốc đang ở giai đoạn khó khăn nhất (19/08/2022)

>   Động thái lạ kỳ của Thổ Nhĩ Kỳ: Giảm lãi suất dù lạm phát gần 80% (19/08/2022)

>   Triển vọng lạm phát của Eurozone không cải thiện dù ECB tăng lãi suất (19/08/2022)

>   Tín hiệu u ám từ tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc (18/08/2022)

>   Fed thấy cần giảm nhịp độ nâng lãi suất “ở một thời điểm nào đó” (18/08/2022)

>   Lạm phát Anh vượt 10% giữa bão giá năng lượng và thực phẩm (17/08/2022)

>   Tâm lý nhà đầu tư giảm sút, kinh tế Đức đang rơi vào suy thoái (16/08/2022)

>   Một tỉnh của Trung Quốc ghi nhận hơn 1,000 ca Covid-19 (15/08/2022)

>   Goldman Sachs: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang trong thế khó (16/08/2022)

>   Morgan Stanley: Lạm phát ở châu Á đã đạt đỉnh (16/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật