Thứ Ba, 16/08/2022 20:31

Tâm lý nhà đầu tư giảm sút, kinh tế Đức đang rơi vào suy thoái

Với tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, giá năng lượng tăng vọt, đại dịch COVID-19 chưa kết thúc và nguồn cung gián đoạn, Đức có thể đứng bên bờ vực suy thoái với lạm phát lên tới 8,5%.

Một cụm cảng bốc dỡ hàng tại thành phố Hamburg (Đức). (Ảnh: Mạnh Hùng/TTXVN)

Tâm lý các nhà đầu tư Đức đã giảm sút trong tháng 8 do lo ngại chi phí sinh hoạt tăng sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng tư nhân và điều này cho thấy nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang rơi vào suy thoái.

Theo báo cáo của Viện nghiên cứu kinh tế ZEW công bố ngày 16/8, chỉ số tâm lý kinh tế đã giảm xuống -55,3 điểm so với mức -53,8 trong tháng 7 vừa qua.

Trong khi đó, một cuộc thăm dò của Reuters về chỉ số tâm lý kinh tế cũng cho kết quả là -53,8 điểm trong tháng 8 này.

Nhà nghiên cứu kinh tế Michael Schroeder thuộc ZEW cho biết: “Tỷ lệ lạm phát vẫn cao cùng với chi phí hóa đơn khí đốt và điện dự kiến tăng mạnh sẽ dẫn đến giảm dự báo về lợi nhuận đối với lĩnh vực tiêu dùng tư nhân.”

Ngược lại, ông Schroeder cho biết dự báo đối với lĩnh vực tài chính đang được cải thiện do lãi suất ngắn hạn được cho là sẽ tiếp tục tăng.

Kinh tế Đức đã rơi vào tình trạng trì trệ trong quý 2. Với tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, giá năng lượng tăng vọt, đại dịch COVID-19 chưa kết thúc và nguồn cung gián đoạn, Đức có thể đứng bên bờ vực suy thoái với lạm phát lên tới 8,5%.

Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner tuần trước cho biết tình hình kinh tế Đức đang xấu đi và triển vọng rất mong manh. Chuyên gia kinh tế tại VP Bank, ông Thomas Gitzel, dự báo nền kinh tế đầu tàu này sẽ giảm sút trong quý 3.

Với những dấu hiệu trên, ông Gitzel nhận định: “Suy thoái kinh tế đã bắt đầu và dự báo cho đến quý cuối cùng của năm 2022 vẫn không có khả năng cải thiện. Thậm chí, đầu năm 2023, hầu như không có lý do nào để hy vọng tình hình sẽ được cải thiện trở lại.”

Mặc dù vậy, một số công ty hàng đầu của Đức vẫn lạc quan.

Hãng sản xuất xe tải Daimler Truck tuần trước cho biết họ sẽ vẫn duy trì mức giá cao ngay cả khi một số chi phí nhất định bắt đầu giảm. Dự báo nhu cầu sẽ vẫn mạnh trong năm 2023 bất chấp lo ngại về suy thoái.

Giám đốc điều hành hãng trên Martin Daum cho biết: “Chúng tôi mong đợi một năm 2023 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ khi cầu sẽ vượt xa cung"./.

Phương Hoa

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Một tỉnh của Trung Quốc ghi nhận hơn 1,000 ca Covid-19 (15/08/2022)

>   Goldman Sachs: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang trong thế khó (16/08/2022)

>   Morgan Stanley: Lạm phát ở châu Á đã đạt đỉnh (16/08/2022)

>   PBoC: Kinh tế Trung Quốc cần thêm gói kích thích (16/08/2022)

>   Hàng không châu Âu: Kỳ vọng "cất cánh" sau mùa Hè "hỗn loạn" (16/08/2022)

>   Kinh tế Philippines tăng trưởng 7.4% trong quý 2/2022 do lạm phát (10/08/2022)

>   Bloomberg: Tín hiệu chẳng lành từ động thái hạ lãi suất của NHTW Trung Quốc? (15/08/2022)

>   50 triệu căn hộ bỏ trống: “Quả bom hẹn giờ” của thị trường bất động sản Trung Quốc? (15/08/2022)

>   Nước Mỹ: lạm phát, việc làm và lãi suất (15/08/2022)

>   GDP thực tế của Nhật Bản lần đầu vượt mức trước đại dịch (15/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật