Thứ Ba, 09/08/2022 13:30

HNX sẽ tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm phái sinh mới

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố thông tin tổng kết 5 năm hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS). Sở đánh giá sau 5 năm hoạt động, TTCKPS đã có sự tăng trưởng vượt kỳ vọng và trở thành kênh đầu tư hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường cơ sở nhiều biến động.

Thị trường phái sinh tăng trưởng mạnh

Ngày 10/08/2017, TTCKPS chính thức được khai trương giao dịch tại HNX, với sản phẩm phái sinh đầu tiên được giao dịch trên thị trường là hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30.

Năm 2019, TTCKPS có thêm sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm, và năm 2021, Sở GDCK Hà Nội tiếp tục đưa vào giao dịch sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm.

Đến nay, sau 5 năm đi vào hoạt động, TTCKPS đã hoạt động an toàn, hiệu quả và thông suốt, từng bước tăng trưởng ổn định, quy mô và thanh khoản thị trường có sự tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường thu hút sự tham gia ngày càng tích cực của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Hệ thống thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh cũng phát triển nhanh chóng, từ 7 CTCK thành viên khi mới khai trương thị trường, đến nay đã có 23 CTCK thành viên đáp ứng các điều kiện về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 900 tỷ đồng trở lên.

Theo thống kê, giao dịch sản phẩm Hợp đồng tương lai VN30 có sự tăng trưởng liên tục qua các năm. Nếu như năm 2017, khi sản phẩm Hợp đồng tương lai VN30 mới được đưa vào giao dịch, khối lượng giao dịch bình quân chỉ ở mức 10,954 hợp đồng/phiên, thì trong 7 tháng đầu năm 2022, khối lượng giao dịch Hợp đồng tương lai VN30 đã tăng gấp 21.3 lần, đạt 213,041 hợp đồng/phiên.

Khối lượng giao dịch Hợp đồng tương lai VN30 cao nhất lên tới 506,025 hợp đồng tại ngày 21/06/2022, tương ứng giá trị giao dịch theo danh nghĩa hơn 62 ngàn tỉ đồng. Khối lượng hợp đồng mở (OI) của sản phẩm Hợp đồng tương lai VN30 cũng liên tục tăng.

Tại cuối tháng 7/2022, khối lượng OI đạt 40,232 hợp đồng, tăng gấp 5 lần cuối năm 2017. Mức OI cao nhất lên tới 61,090 hợp đồng vào ngày 14/01/2021.

Thanh khoản của sản phẩm Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đặc biệt tăng mạnh tại những thời điểm chỉ số VN30 giảm mạnh do ảnh hưởng bởi thông tin tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, COVID-19 hay sự sụt giảm của chứng khoán toàn cầu.

Đối với sản phẩm Hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 5 năm và 10 năm, khối lượng giao dịch còn ở mức khiêm tốn do các yếu tố đặc thù của sản phẩm.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, khối lượng giao dịch bình quân đạt 680 hợp đồng/phiên. Tại thời điểm cuối tháng 7/2022, khối lượng hợp đồng mở OI của Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ là 0 hợp đồng.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCKPS tăng lên hàng năm, năm sau thường tăng gấp 2-3 lần năm trước. Năm 2017, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm tỷ trọng giao dịch 0.1%, số liệu TTCKPS 7 tháng đầu năm 2022 cho thấy giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chiếm 2.2% tổng KLGD trên toàn thị trường.

Thị trường mở rộng, HNX sẽ nghiên cứu thêm sản phẩm mới

Theo HNX, TTCKPS Việt Nam ngày càng nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của công chúng đầu tư trong nước và quốc tế, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh liên tục gia tăng.

Tính đến cuối tháng 7/2022, đã có hơn 1 triệu tài khoản giao dịch phái sinh của các nhà đầu tư được mở, tăng gấp 423 lần năm 2017.

Hoạt động giao dịch vẫn tập trung chủ yếu ở các nhà đầu tư cá nhân trong nước, tuy nhiên cơ cấu nhà đầu tư có sự dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư cá nhân, tăng tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư tổ chức.

Nếu như năm 2018, gần 99% giao dịch được thực hiện bởi các nhà đầu tư cá nhân thì tỷ trọng này giảm xuống còn khoảng 86% trong những tháng cuối năm 2019 và 72.4% trong 7 tháng đầu năm 2022.

Sự quan tâm của công chúng đầu tư với những sản phẩm đầu tiên trên TTCKPS là tiền đề để tiếp tục triển khai các sản phẩm chứng khoán phái sinh tiếp theo như hợp đồng quyền chọn chỉ số cổ phiếu, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn trên cổ phiếu, từng bước đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường.

Do đó, HNX sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới theo sự phân công của Sở GDCK Việt Nam theo lộ trình đã được các cơ quan quản lý phê duyệt.

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 09/08/2022: Áp lực điều chỉnh dần xuất hiện (08/08/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Tuần 08-12/08/2022: Thị trường tiếp tục theo phe Long? (06/08/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 05/08/2022: Đà tăng có tiếp tục được duy trì? (04/08/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 04/08/2022: Phe Long tiếp tục thắng thế (03/08/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 03/08/2022: Tâm lý lạc quan được duy trì (02/08/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 02/08/2022: Tình hình chuyển biến lạc quan hơn (01/08/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Tuần 01-05/08/2022: Hồi phục thất bại (31/07/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 29/07/2022: Tăng điểm hay lại Bull Trap? (28/07/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 28/07/2022: Đà hồi phục có được giữ vững? (27/07/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 27/07/2022: Thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro (26/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật