Chủ Nhật, 21/08/2022 21:00

Góc nhìn tuần 22 - 26/08: Động lực tăng đang yếu dần?

Theo nhận định của các công ty chứng khoán (CTCK), thị trường đã có dấu hiệu điều chỉnh trong những phiên gần đây khi tín hiệu từ nhóm Mid Cap và Small Cap. Sau khi chạm mốc 1,283, VN-Index đã giảm khá nhanh sau đó và đối mặt với rủi ro bắt đầu nhịp điều chỉnh ngắn hạn.

Xu hướng hiện tại là đi ngang

CTCK Mirae Asset Việt Nam (Mirae Asset): Sau khi chạm mốc 1,283, VN-Index đã giảm khá nhanh sau đó và đối mặt với rủi ro bắt đầu nhịp điều chỉnh ngắn hạn. Xu hướng ngắn hạn hiện tại đang ở trạng thái đi ngang nhưng mốc hỗ trợ cho trạng thái này là 1,265. Trong khi đó xu hướng trung hạn vẫn khả quan với trạng thái tăng và mốc hỗ trợ là ngưỡng 1,250.

Kịch bản không quá khả quan

CTCK Bản Việt (VCSC): Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của VNMidcap và VNSmallcap chuyển xuống mức tiêu cực, tương đồng với tín hiệu của HNX-Index. Trong khi đó, VN-Index, VN30 dù vẫn duy trì trạng thái kỹ thuật tích cực nhưng đang bộc lộ những cảnh báo suy yếu. Dự báo trong phiên giao dịch 22/08, thị trường có thể tiếp tục sự giằng co theo xu hướng giảm. Chỉ số đại diện VN-Index nhiều khả năng sẽ kiểm định hỗ trợ MA10 ngày tại 1,265 điểm đang ở khá gần. Nếu lực bán tiếp tục áp đảo lực mua tại hỗ trợ, VN-Index có thể sẽ giảm sâu hơn về vùng hỗ trợ của đường MA20 ngày tại khu vực quanh 1,240-1,250 điểm để tìm điểm cân bằng.

Ngược lại, ở kịch bản khả quan nhưng đang có xác suất xảy ra thấp hơn, VN-Index đảo chiều tăng trở lại sau nhịp kiểm định MA10 và vượt qua mốc 1,280 điểm. Khi đó, chỉ số sẽ củng cố đà tăng để hướng lên kháng cự tiếp theo quanh 1.310 điểm.

Nhiều cổ phiếu đã hết động lực hồi phục

CTCK Tân Việt (TVSI): Diễn biến thị trường cho thấy áp lực và rủi ro ngắn hạn đang ngày một tăng lên khi số lượng cổ phiếu giảm đang áp đảo. Điều này cho thấy các hoạt động giao dịch ngắn hạn T+ đang dần rơi vào tình trạng có lãi ít hoặc thua lõ nhiều hơn là có lợi nhuận. Nhiều cổ phiếu đã chững lại đà tăng trong thời gian gần đây và áp lực bán khá đều đặn kể cả khi chỉ số tăng điểm.

Theo TVSI, nhiều cổ phiếu đã hết động lực hồi phục. Thị trường và nhiều cổ phiếu đang đối mặt với áp lực điều chỉnh ngắn hạn và những nhà đầu tư ngắn hạn đã giảm tỷ trọng trong tuần 15 – 19/08 nên tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi thêm trước khi nghĩ tới ý định gia tăng tỷ trọng trở lại.

Phân hóa ở vùng kháng cự 1,260 - 1,285

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Trong tuần đáo hạn của hợp đồng tương lai VN30 tháng 8/2022, thị trường vẫn có thể duy trì được đà tăng điểm nhưng sự thận trọng của nhà đầu tư đã gia tăng so với thời gian trước đó. Điều này thể hiện qua dòng tiền trong tuần qua 15 – 19/08 có sự suy giảm nhẹ. Cũng như diễn biến của các nhóm ngành và các cổ phiếu chủ yếu vẫn là đi ngang và giằng co trong tuần qua với mức tăng cũng như mức giảm khá nhẹ.

Trên góc độ kỹ thuật, thị trường vẫn phân hóa mạnh trong vùng kháng cự trong khoảng 1,260-1,285 với quá trình rung lắc liên tục sẽ xảy ra để hấp thu áp lực cung vùng giá cao, cũng như thu hút lực cầu mới đối với các mã, nhóm ngành có tiềm năng tăng trưởng tốt. Phù hợp với động thái tái cơ cấu danh mục của các nhà đầu tư.

Chưa nên mở mua mới

CTCK Ngân hàng Đông Á (DAS): Đồ thị kỹ thuật của VN-Index trở nên kém tích cực khi có 5 phiên nỗ lực nhưng không vượt ngưỡng 1,280 điểm. Nhà đầu tư nên chốt lời bảo vệ lợi nhuận và chờ đợi thị trường có diễn biến rõ ràng hơn. Trường hợp trong tuần sau 22 – 26/08 thị trường vẫn giằng co dưới mốc VN-Index 1,280 thì có thể chờ đợi kịch bản thị trường điều chỉnh về vùng VN-Index 1,250 điểm. Các trạng thái mở mua mới trong chiến lược giao dịch ngắn hạn chỉ nên thực hiện với tỷ trọng thấp và chưa sử dụng đòn bẩy tài chính để quản trị rui ro an toàn tài khoản.

Có dấu hiệu điều chỉnh

CTCK MB (MBS): Thị trường đã có dấu hiệu điều chỉnh trong những phiên gần đây khi tín hiệu từ nhóm Mid Cap và Small Cap. Tuy giảm phiên thứ 2 liên tiếp nhưng vẫn tăng một mạch 6 tuần liền. Do vậy, nếu tham chiếu chỉ số chung sẽ không phản ảnh đúng diễn biến ở chỉ số.

Độ rộng thị trường 3 phiên liên tiếp đều nghiêng về bên bán, điều đó cho thấy dù chỉ số tăng hoặc điều chỉnh nhẹ nhưng giá cổ phiếu giảm nhiều hơn trên diện rộng. Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index tiếp tục không vượt cản ở ngưỡng MA100 ngày cũng có thể là tín hiệu điều chỉnh kỹ thuật. Do vậy, nhà đầu tư có thể chốt dần ở các cổ phiếu đã tăng mạnh và cơ cấu danh nhóm cổ phiếu chưa tăng nhiều.

Đông Tư

FILI

Các tin tức khác

>   PGS. TS Quách Mạnh Hào: 'Không có bữa trưa miễn phí nào trên TTCK' (19/08/2022)

>   Góc nhìn 19/08: Phòng thủ? (18/08/2022)

>   HSBC: Bức tranh kinh tế Việt Nam đa chiều trong tháng 7 (18/08/2022)

>   Góc nhìn 18/08: Áp lực đảo chiều, giảm điểm? (17/08/2022)

>   Góc nhìn 17/08: Giằng co​ (16/08/2022)

>   Góc nhìn 16/08: Tránh mua đuổi? (15/08/2022)

>   Yuanta: VN-Index sẽ hồi phục về gần vùng kháng cự 1,388-1,418 điểm (16/08/2022)

>   HBC, KDH, SAB có tiềm năng gì để quan tâm? (15/08/2022)

>   Góc nhìn tuần 15 - 19/08: Tích lũy tạo động lực chinh phục mốc 1,300 (14/08/2022)

>   Góc nhìn 12/08: Mở rộng nhịp điều chỉnh? (11/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật