Dầu tăng hơn 3% tuần qua bất chấp mức giảm mạnh trong phiên
Giá dầu giảm khoảng 2% vào ngày thứ Sáu (12/8), do kỳ vọng rằng sự gián đoạn nguồn cung ở Vịnh Mexico sẽ diễn ra trong ngắn hạn, trong khi lo ngại về suy thoái đã làm mờ nhạt triển vọng nhu cầu.
Tuy nhiên, các hợp đồng dầu tương lai vẫn ghi nhận mức tăng trong tuần qua.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent lùi 1.47 USD (tương đương 1.5%) xuống 98.13 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 2.08 USD (tương đương 2.2%) còn 92.26 USD/thùng. Cả 2 hợp đồng đêu tăng hơn 2% vào ngày thứ Năm (11/8).
Phil Flynn, Chuyên gia phân tích tại Price Futures Group, nhận định: “Chúng ta đang giảm một chút sau đợt tăng giá mạnh vào ngày hôm qua”.
Hợp đồng dầu Brent đã tăng 3.5% trong tuần này, sau khi bốc hơi 14% trong tuần trước do lo ngại về sự gia tăng lạm phát và lãi suất sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhiên liệu. Hợp đồng dầu WTI vọt 3.7% trong tuần này.
Một quan chức cảng Louisiana cho biết bộ phận chuyên môn dự kiến sẽ thay thế đoạn đường ống dẫn dầu bị hỏng nL1N2ZO154 vào chiều ngày thứ Sáu, cho phép nối lại hoạt động sản xuất tại 7 giàn khoan dầu ngoài khơi Vịnh Mexico của Mỹ.
Vào ngày 11/8, nhà sản xuất dầu hàng đầu Shell của Mỹ tại Vịnh Mexico cho biết đã ngừng sản xuất tại 3 giàn khoan nước sâu trong khu vực. 3 giàn khoan này được thiết kế để sản xuất lên tới 410,000 thùng/ngày
Thị trường dầu cũng tiếp thu quan điểm nhu cầu trái ngược từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với dầu Nga sẽ được thắt chặt vào cuối năm nay, trong khi việc hợp tác giải phóng năng lượng kéo dài 6 tháng được Mỹ và các nên kinh tế phát triển khác đồng ý thực hiện vào cuối năm nay.
Cũng vào ngày 11/8, OPEC đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm 2022 khoảng 260,000 thùng/ngày. OPEC hiện dự báo nhu cầu sẽ tăng 3,1 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Trong khi đó, IEA đã nâng dự báo triển vọng nhu cầu lên 2.1 triệu thùng/ngày, với lỳ do chuyển từ xăng sang dầu trong sản xuất điện.
IEA cũng nâng triển vọng nguồn cung dầu của Nga thêm 500,000 thùng/ngày trong quý 2/2022, nhưng cho biết OPEC sẽ chật vật để nâng sản lượng.
Tại Mỹ, giá nhập khẩu tháng 7 giảm lần đầu tiên trong 7 tháng, nhờ đồng USD mạnh và chi phí nhiên liệu và phi nhiên liệu giảm, trong khi triển vọng lạm phát 1 năm của người tiêu dùng giảm vào tháng 8, những dấu hiệu mới nhất cho thấy áp lực lạm phát có thể đã đạt đỉnh điểm.
Dữ liệu từ Baker Hughes cho thấy số giàn khoan tại Mỹ đã tăng 3 giàn lên 601 giàn trong năm nay. Số lượng giàn khoan, một chỉ báo về sản lượng tương lai, dã tăng chậm lại với sản lượng dầu chỉ phục hồi về mức trước đại dịch vào năm tới.
An Trần (Theo CNBC)
FILI
|