Thứ Tư, 17/08/2022 11:41

Bước thay đổi nhân sự đáng chú ý của Pharmacity

Nhà sáng lập Christopher Randy Stroud – còn được biết tới là Chris Blank – không còn là đại diện pháp lý của Pharmacity và chuyển giao vị trí này cho người từ Tập đoàn SK.

Nhà sáng lập Pharmacity Chris Blank

Theo nguồn tin từ DealStreetAsia, ông Nguyễn Như Nam – một giám đốc quản lý đầu tư tại Tập đoàn SK của Hàn Quốc – sẽ trở thành người đại diện pháp lý của Pharmacity. Được biết, Tập đoàn SK là một trong những công ty hậu thuẫn cho chuỗi bán lẻ dược phẩm này.

Ngoài ra, vị trí đại diện pháp lý của ông Chris Blank tại Maroon Bells – công ty holding đầu tư trong nước của Pharmacity – sẽ được trao lại cho Chad Ovel, theo hồ sơ gửi lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp vào ngày 07/07. Ông Chad Ovel là một đối tác của công ty đầu tư vốn cổ phần tư nhân Mekong Capital.

Theo thông tin phản hồi từ Pharmacity, ông Blank đã rời vị trí đại diện pháp lý vì “lý do sức khỏe” và phải nghỉ trong 8 tuần tới ngày 01/09. Tuy nhiên, chuỗi bán lẻ dược phẩm này không cho biết liệu ông trở lại đảm nhận chức danh cũ sau 8 tuần nghỉ hay không.

Những bước thay đổi ở vị trí ông Blank diễn ra ngay khi Pharmacity đang tiến hành kiểm toán nội bộ, nguồn tin từ DealstreetAsia cho biết.

“Nhằm thể hiện cam kết quản trị doanh nghiệp chặt chẽ, Công ty định kỳ thực hiện kiểm toán nội bộ ở nhiều bộ phận khác nhau. Bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ phối hợp với kiểm toán từ bên thứ ba để bổ sung nguồn lực”, Pharmacity xác nhận với DealstreetAsia.

Thành lập trong năm 2011, Pharmacity vươn mình trở thành chuỗi bán lẻ dược phẩm lớn nhất với hơn 1,100 nhà thuốc. Ngoài Tập đoàn SK và Mekong Capital, chuỗi bán lẻ dược phẩm này có sự hậu thuẫn của một vài quỹ đầu tư và cá nhân khác.

Cuối năm 2021, Tập đoàn SK được cho là đã rót 90 triệu USD vào Pharmacity. Trước đó, Công ty cũng nhận vốn từ Mekong Capital trong năm 2019 và một nhà đầu tư giấu tên trong năm 2020. Các khoản đầu tư này được thực hiện thông qua Maroon Bells.

Cuộc đua thị phần trong mảng dược phẩm

Không chỉ Pharmacity, nhiều ông lớn đã nhảy vào mảng dược phẩm và “hâm nóng” cuộc đua thị phần trong thị trường này.

Chuỗi nhà thuốc lớn thứ hai tại Việt Nam là Long Châu của FPT Retail (HOSE: FRT). Long Châu hiện có 700 cửa hàng bán lẻ dược phẩm.

Trong khi đó, chuỗi nhà thuốc An Khang của Thế Giới Di Động đang đẩy mạnh mở rộng và có thêm 322 cửa hàng trong 6 tháng đầu năm 2022. Tới nay, chuỗi bán lẻ dược phẩm của Thế Giới Di Động đã có hơn 530 cửa hàng.

Chưa hết, gã khổng lồ hàng tiêu dùng Masan cũng đang lên kế hoạch lấn sân sang dược phẩm, với thương hiệu Dr. Win. Hiện tại, Masan đang tích hợp chuỗi nhà thuốc Phano Pharmacity vào mạng lưới cửa hàng tiện lợi WinMart.  

Pharmacity đang lỗ lũy kế gần 1.4 ngàn tỷ đồng vào cuối năm 2021, theo nguồn tin từ DealStreetAsia. Trong khi đó, Long Châu đã lãi nhẹ trong năm 2021. Lãnh đạo của FPT Retail kỳ vọng chuỗi này sẽ đóng góp 50-100 tỷ đồng vào lợi nhuận của Tập đoàn trong năm 2022.

Vũ Hạo (Theo DealStreetAsia)

FILI

Các tin tức khác

>   Công ty con LIG trúng thầu dự án Sân vận động Thái Nguyên (17/08/2022)

>   PTE nói gì về ý kiến ngoại trừ của kiểm toán? (19/08/2022)

>   Lỗ ròng bán niên của L14 “thu nhỏ” sau soát xét (17/08/2022)

>   BTS: Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 (17/08/2022)

>   CJC: Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 (17/08/2022)

>   CX8: Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 (17/08/2022)

>   L43: Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 (17/08/2022)

>   BSC: Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 (17/08/2022)

>   BVS: Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 (17/08/2022)

>   TVH: Thông báo ngày đăng ký cuối cùng dự kiến để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2021 (17/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật