Thứ Sáu, 19/08/2022 09:50

PTE nói gì về ý kiến ngoại trừ của kiểm toán?

Theo BCTC hợp nhất soát xét nửa đầu năm 2022, CTCP Xi măng Phú Thọ (UPCoM: PTE) ghi nhận lỗ ròng hơn 23 tỷ đồng, gấp 3.6 lần số lỗ cùng kỳ. Đáng chú ý, kiểm toán còn đưa ra ý kiến ngoại trừ về việc không thu thập được đầy đủ thư xác nhận các khoản nợ phải thu, phải trả của Công ty.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của PTE đạt gần 124 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ và lỗ ròng hơn 23 tỷ đồng. Theo giải trình của Công ty, năm 2022, giá một số loại nguyên vật liệu liên tục tăng cao, đặc biệt là giá than cám… Trong khi đó, do nhu cầu cùng với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, tình hình tiêu thụ xi măng gặp nhiều khó khăn khiến sản lượng tiêu thụ sụt giảm.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 của PTE đã kiểm toán. Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: BCTC hợp nhất giữa niên độ của PTE

Tại thời điểm cuối tháng 6/2022, tổng tài sản của PTE ghi nhận hơn 402 tỷ đồng, giảm nhẹ 1.2% so với đầu năm. Ngược lại, nợ phải trả tăng 3%, đạt gần 626 tỷ đồng.

PTE giải trình ra sao trước ý kiến của kiểm toán?

Đáng chú ý, đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ về việc không thu thập được đầy đủ thư xác nhận các khoản nợ phải thu, phải trả của Công ty tại thời điểm 01/01/2022 và 30/06/2022.

Cụ thể, đơn vị kiểm toán cho biết đã thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế nhưng vẫn không thể khẳng định được tính hiện hữu, đầy đủ, dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập của các khoản công nợ phải thu, phải trả chưa được xác nhận với giá trị như sau:

Nguồn: BCTC hợp nhất giữa niên độ của PTE

Trước ý kiến của đơn vị kiểm toán, PTE giải trình rằng Công ty đã ghi chép và công bố một cách phù hợp tất cả khoản nợ phải trả phát sinh, khoản nợ tiềm tàng và các đảm bảo mà Công ty thực hiện với bên thứ ba.

Đối với dự phòng nợ phải thu khó đòi cũng đã được trích lập đầy đủ cho từng khoản phải thu khó đòi, căn cứ mức tổn thất có thể xảy ra theo thời gian quá hạn nợ và đánh giá, ước tính của Ban TGĐ.

Đối với các khoản công nợ đã quá hạn thanh toán, Công ty đang tích cực thực hiện các biện pháp thu hồi, đồng nghĩa vẫn có phát sinh giao dịch trong năm 2022 với các đơn vị còn tồn số dư công nợ. Các khoản công nợ này sẽ được Công ty thu hồi trong năm 2022. Do đó, Công ty xét thấy chưa cần trích lập dự phòng bổ sung.

Liên quan đến nghĩa vụ phải trả các nhà cung cấp, Công ty đã xem xét và làm việc với các bên liên quan để giãn tiến độ thanh toán. Đồng thời, Công ty đang tích cực bố trí nguồn vốn để trả dần các khoản nợ.

Với nỗ lực trong sản xuất kinh doanh và đàm phán với các nhà cung cấp, Công ty tin tưởng sẽ không bị lâm vào tình trạng mất khả năng hoạt động liên tục do chậm thanh toán.

Công ty đã gửi thư xác nhận đối với toàn bộ các khoản công nợ phải thu, phải trả các khoản đầu tư. Đồng thời, cam kết các khoản nợ phải thu, nợ phải trả trình bày trên BCTC phản ảnh đúng quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng và nhà cung cấp.

Ngoài ra, kiểm toán cũng đưa ra ý kiến ngoại trừ về việc năm 2020, Công ty trích khấu hao “Dây chuyền sản xuất clinker” theo phương pháp khối lượng sản phẩm; tuy nhiên, số lượng sản phẩm sản xuất không đạt được công suất thiết kế khiến chi phí khấu hao trong năm thấp hơn thực tế hơn 7.5 tỷ đồng. Nếu Công ty trích khấu theo phương pháp đường thẳng, chỉ tiêu “Tài sản cố định hữu hình” và “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” tại thời điểm 01/01/2022 và 30/06/2022 trên Bảng CĐKT tổng hợp giữa niên độ sẽ bị giảm hơn 7.5 tỷ đồng.

Theo giải trình, đối với chi phí khấu hao tài sản cố định, Công ty đang trích khấu hao theo đúng phương pháp tính khấu hao đã đăng ký. Công ty nhận thấy chi phí khấu hao tài sản đã trích trong năm 2020 là phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Tại thời điểm 30/06/2022, BCTC của Công ty đang phản ánh tổng số nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn hơn 477 tỷ đồng; lỗ lũy kế đến cuối tháng 6 hơn 353 tỷ đồng. Năm 2022 là năm thứ 12 Công ty thua lỗ. Do đó, kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động của Công ty.

Tuy nhiên, do Công ty vẫn có các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh trong thời gian tới, BCTC cho kỳ kế toán từ ngày 01/01-30/06/2022 vẫn được lập trên cơ sở giả định hoạt động liên tục.

Trên thị trường, cổ phiếu PTE từ đầu năm 2022 có thanh khoản thấp, nhiều phiên trắng thanh khoản. Kết phiên 18/08, thị giá là 3,100 đồng/cp. 

Diễn biến giá cổ phiểu PTE từ đầu năm 2022 đến nay

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   Lỗ ròng bán niên của L14 “thu nhỏ” sau soát xét (17/08/2022)

>   BTS: Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 (17/08/2022)

>   CJC: Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 (17/08/2022)

>   CX8: Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 (17/08/2022)

>   L43: Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 (17/08/2022)

>   BSC: Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 (17/08/2022)

>   BVS: Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 (17/08/2022)

>   TVH: Thông báo ngày đăng ký cuối cùng dự kiến để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2021 (17/08/2022)

>   THW: Thông báo ngày đăng ký cuối cùng dự kiến để trả cổ tức năm 2021 bằng tiền (17/08/2022)

>   Đại gia sở hữu Shopee lỗ nặng trong quý 2, dự báo thương mại điện tử sẽ giảm tốc (17/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật