Thứ Tư, 27/07/2022 22:30

Người Mỹ đối mặt nguy cơ thiếu thịt bò

Nhiều nông dân Mỹ phải bán gia súc vì chi phí tăng vọt và hạn hán nghiêm trọng. Điều này có thể dẫn tới tình trạng thiếu thịt bò và đẩy giá lên cao trong những năm tới.

Theo CNN, hạn hán và lạm phát buộc các nông dân Mỹ phải bán bớt gia súc. Số gia súc bị bán đã tăng lên mức kỷ lục trong vòng 10 năm qua.

Theo Cục Trang trại Mỹ (AFBF), khoảng 80% khu vực phía tây của Mỹ phải đối mặt với hạn hán khắc nghiệt kéo dài gần một năm. Đợt nắng nóng một tuần qua đã khiến các chủ trang trại và nông dân chao đảo.

Nhiệt độ ở Texas đã duy trì ở mức gần 38 độ C trong nhiều tuần, khiến cỏ và nước - 2 yếu tố quan trọng để nuôi bò - cháy khô và cạn kiệt. Nhiều chủ trang trại cho biết họ không còn lựa chọn nào khác ngoài bán chúng đi.

"Điều này đã không diễn ra trong suốt một thập kỷ. Đây là đợt hán hạn nghiêm trọng nhất kể từ năm 2011", ông David Anderson - giáo sư về kinh tế nông nghiệp tại Texas A&M - bình luận.

Hạn hán ảnh 1

Số gia súc bị bán đã tăng lên mức kỷ lục trong vòng 10 năm qua do lạm phát tăng cao và hạn hán kỷ lục. Ảnh: Reuters.

Theo cuộc khảo sát của AFBF, năm ngoái, hạn hán nghiêm trọng ở miền Tây khiến 40% nông dân phải bán bớt gia súc. Giờ đây, chi phí thức ăn chăn nuôi, phân bón và nhiên liệu tăng cao khiến vấn đề càng trở nên tồi tệ. Nhiều con bò được đưa ra đấu giá.

Một buổi đấu giá bò của 4 quận nhỏ ở bang Oklahoma thường có 200-300 con. Tuần trước, số bò được rao bán lên tới 1.000 con.

Anh Monte Tucker, chủ một trang trại chăn nuôi gia súc, cho biết anh không muốn bán đàn bò, nhưng đã không còn cỏ cho chúng ăn.

Giá đã tăng 200% so với 2 năm trước. Trước đây, chúng tôi mua thức ăn chăn nuôi với giá 200 USD/tấn, nhưng giờ phải cộng thêm 400 USD

Anh Monte Tucker, chủ một trang trại chăn nuôi gia súc ở Mỹ

"Giá đã tăng 200% so với 2 năm trước. Trước đây, chúng tôi mua thức ăn chăn nuôi với giá 200 USD/tấn, nhưng giờ phải cộng thêm 400 USD", anh chia sẻ. Anh Tucker thừa nhận đang rơi vào khủng hoảng.

Theo giáo sư Anderson, ngày càng nhiều chủ trang trại muốn bán bò. Điều đó giúp giá bò sụt giảm. Như vậy, người tiêu dùng có thể mua thịt bò với giá tốt hơn. Trong tháng 6, giá thịt bò xay tại Mỹ đã tăng 9,7% so với năm ngoái.

Nhưng vấn đề nằm ở giá bò trong tương lai. Khi số bò giống sụt giảm, giá thịt bò có thể tăng cao đáng kể trong 2 năm tới. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng thịt bò có thể giảm 7% trong năm tới.

Tình hình sẽ còn tồi tệ hơn nữa. Theo Cơ quan Giám sát Hạn hán Mỹ, người chăn nuôi gia súc ở một số quận có thể đối mặt với hạn hán nghiêm trọng trong một thời gian dài.

Tại bang Missouri, Thống đốc Mike Parson đã ký lệnh hành pháp yêu cầu hỗ trợ cho 53 quận của bang bị ảnh hưởng bởi hạn hán khắc nghiệt. "Trang trại của tôi đang đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt. Chúng tôi cũng nghe được những lời phàn nàn tương tự từ vô số nông trại khác trên toàn bang", ông tuyên bố trong một thông cáo báo chí.

Thảo Phương

Zing.vn

Các tin tức khác

>   Quỹ Tiền tệ Quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu (27/07/2022)

>   EU gia hạn các lệnh trừng phạt Nga (26/07/2022)

>   Người giàu ở Mỹ vẫn tiếp tục vay nợ bất chấp nỗi lo về kinh tế (25/07/2022)

>   "Tình trạng thiếu chip toàn cầu vẫn chưa kết thúc" (21/07/2022)

>   Nga giảm công suất vận chuyển dầu khí qua Nord Stream 1 xuống 20% (26/07/2022)

>   Reuters: Trung Quốc lập quỹ 44 tỷ USD để giải cứu bất động sản (26/07/2022)

>   Chi phí tăng vọt, nhiều người nghỉ hưu ở Mỹ trở lại làm việc (25/07/2022)

>   Lãi suất tăng mạnh, nhu cầu vay thế chấp tại Mỹ xuống đáy 22 năm (22/07/2022)

>   Phố Wall đón tuần đầy biến động vì Fed nâng lãi suất, báo cáo lợi nhuận và chỉ số kinh tế (25/07/2022)

>   Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang chững lại (25/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật