Thứ Bảy, 30/07/2022 11:00

FLC lỗ ròng hơn 1.1 ngàn tỷ đồng sau 6 tháng

Theo BCTC quý 2/2022 mới công bố, FLC báo lỗ ròng 634 tỷ đồng trong kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lỗ ròng tổng cộng hơn 1.1 ngàn tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 68 tỷ đồng.

Trong quý 2, FLC ghi nhận doanh thu thuần giảm mạnh 66% so cùng kỳ, còn hơn 576 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán giảm 74%, còn 472 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ, Công ty đạt lợi nhuận gộp hơn 104 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 149 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh của FLC trong quý 2 và nửa đầu năm 2022

Hoạt động tài chính - mảng mang lại doanh thu gần 604 tỷ đồng cho FLC trong quý 2/2021 - giảm mạnh 89%, còn gần 66 tỷ đồng trong quý 2 năm nay. Chi phí tài chính trong kỳ giảm 24%, còn 148 tỷ đồng. FLC cũng báo lỗ trong công ty liên doanh, liên kết hơn 317 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 5.7 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp bật tăng, lần lượt 40% (lên 46 tỷ đồng) và 65% (lên 295 tỷ đồng). Kết quả, Công ty báo lỗ ròng gần 644 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 26 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, FLC đạt doanh thu 1.66 ngàn tỷ đồng, giảm 60% so cùng kỳ. Lỗ ròng 6 tháng lên tới 1.1 ngàn tỷ đồng, cùng kỳ lãi 68.2 tỷ đồng.

Danh mục cổ phiếu FLC tính đến thời điểm 30/06 chủ yếu có AMDHAI. Cả 2 mã này đã giảm khoảng 78% so với giá gốc, khiến Công ty phải trích lập dự phòng giảm giá hơn 134 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các khoản lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết (gồm Công ty TNHH Thương mại và Nhân lực Quốc tế FLC, và CTCP Hàng không Tre Việt) cũng âm hơn 958 tỷ đồng. Doanh thu giảm mạnh cùng việc thua lỗ khoản đầu tư trên khiến FLC có nửa đầu năm kinh doanh đầy ảm đạm.

Danh mục cổ phiếu FLC nắm giữ tính tới ngày 30/06
Nguồn: FLC

Tổng tài sản FLC ở thời điểm 30/06 tăng lên gần 36.3 ngàn tỷ đồng (tăng 7.4%). Mảng đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 57%, còn hơn 117 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 13%, lên 15.4 ngàn tỷ đồng, trong đó ghi nhận dự phòng nợ khó đòi 132 tỷ đồng. Giá trị hàng tồn kho giảm nhẹ 23 tỷ đồng, còn 2.13 ngàn tỷ đồng.

Đầu tư công ty liên doanh, liên kết của FLC
Nguồn: FLC

Về nguồn vốn, nợ ngắn hạn tăng 20%, lên 19.1 ngàn tỷ đồng. Trong đó, mục người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng hơn 2 ngàn tỷ đồng, lên 6.9 ngàn tỷ đồng. Phải trả dài hạn khác tăng hơn 2 ngàn tỷ đồng, lên 5.97 ngàn tỷ đồng, với phần lớn từ khoản ký quỹ nhận hợp tác đầu tư với CTCP BEDA T&C.

Hồng Đức

FILI

Các tin tức khác

>   Điều gì kéo tụt gần 60% lãi sau thuế quý 2 của Hòa Phát? (30/07/2022)

>   Quý 2, HNG lỗ ròng hơn 557 tỷ đồng, nợ tại THAGRICO tăng thêm gần 574 tỷ đồng (30/07/2022)

>   Không còn hoàn nhập dự phòng nợ khó đòi, TGG báo lỗ ròng gần 9 tỷ đồng trong quý 2 (30/07/2022)

>   Vietnam Airlines chỉ còn lỗ gộp 377 tỷ đồng, áp lực nợ ngắn hạn vẫn lớn (30/07/2022)

>   YEG: Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2022 (29/07/2022)

>   FUEKIV30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 28/07/2022 (29/07/2022)

>   FUEKIV30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tuần từ 22/07/2022 đến 28/07/2022 (29/07/2022)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 28/07/2022 (29/07/2022)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tuần từ 22/07/2022 đến 28/07/2022 (29/07/2022)

>   FUEIP100: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tuần từ 22/07/2022 đến 28/07/2022 (29/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật