Thứ Tư, 06/07/2022 09:00

Chứng khoán tháng 7 khó bật tăng mạnh?

Theo nhận định của các chuyên gia từ công ty chứng khoán (CTCK), chứng khoán khó bật tăng mạnh khi áp lực từ vĩ mô thế giới còn lớn.

Chứng khoán đang dò đáy, khó bật mạnh

Ông Lê Vương Hùng – Giám đốc khối kinh doanh môi giới của CTCK Rồng Việt (VDS) nhận định VN-Index đang trong quá trình test lại đáy cũ tạo vào ngày 17/05 và 23/06, theo đó, vùng hỗ trợ cứng của chỉ số đang ở quanh 1,156 - 1,162 điểm. Nếu xác nhận đáy sau cao hơn đáy trước hoặc bật lên ở vùng này thì đây là đáy trong năm của chỉ số.

Với tình hình thông tin tốt xấu đan xen hiện tại thì VN-Index vẫn có khả năng tăng lên mức 1,280 điểm. Khi thông tin tiêu cực đã ra hết và tác động tới thị trường 2 - 3 tháng nay. Tác động từ các yếu tố như lãi suất, lạm phát, xung đột Nga – Ukraine, giá nguyên vật liệu đang dần hạ nhiệt. Thị trường hiện đang chờ đợi Fed tăng lãi suất thêm 1 lần nữa và dự báo trước tác động.

Ông Hùng đánh giá các thông tin tốt cũng đang xuất hiện nhiều hơn như: GDP Việt Nam tăng trưởng tốt trong quý 2, các chỉ số sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu đang tích cực. Giá dầu, giá lương thực đang có chiều hướng giảm giúp giảm áp lực lạm phát. Thông tin xấu đang dần bão hòa. Ngoài ra, một số thông tin như rút ngắn chu kỳ T+2, có cơ chế giao dịch cổ phiếu lẻ cũng tác động tốt tới thị trường.

Kết quả kinh doanh quý 2 chưa rõ nét nhưng khả cao là doanh nghiệp sẽ tăng trưởng tốt. Sang quý 3 kết quả tăng trưởng sẽ tiếp tục tốt vì so với nền thấp năm trước.

Thị trường vẫn còn chịu áp lực từ các yếu tố vĩ mô thế giới. Đồ họa: Tuấn Trần

Kịch bản phá đáy sẽ diễn ra khi các áp lực hiện tại xấu hơn hoặc có kịch bản khó lường như chiến tranh lan rộng ra, giá dầu và nguyên vật liệu không giảm mà tăng trở lại… kéo lạm phát lên cao hơn ép các ngân hàng trung ương, Fed phải mạnh tay hơn trong việc tăng lãi suất. Ngoài ra, GDP của Mỹ nếu tiếp tục tăng trưởng âm trong quý 2 cũng sẽ tác động tiêu cực tới thị trường. Những rủi ro này mặc dù đang trong tầm kiểm soát nhưng nếu có diễn biến bất ngờ thì thị trường sẽ giảm mạnh.

Đối với nhóm ngành tài chính – ngân hàng, ông Hùng đánh giá ngân hàng vẫn được dự báo tăng trưởng tốt nhưng còn nhiều vấn đề như tăng lãi suất huy động làm tăng chi phí đầu vào, nợ xấu… Nhóm này đã lâu chưa có sóng nên dòng tiền lớn từ nhà đầu tư đang rất nóng lòng chờ đợi.

Về phần mình, ông Hoàng Công Tuấn – Kinh tế trưởng CTCK MB (MBS) nhận xét thị trường hiện chưa có lực bật mạnh, áp lực lên thị trường vẫn đến từ các yếu tố vĩ mô thế giới như lạm phát, lãi suất nên dòng tiền đầu tư vào tài sản không dồi dào. Do đó, chứng khoán sẽ thiên về hướng đi ngang trong biên độ hẹp.

Nói về đợt chốt NAV cuối quý 2 của các quý, mọi người đều nghĩ là thị trường sẽ giảm mạnh sau đợt chốt NAV nhưng phiên 01/07 chỉ số vẫn tăng và động lực chủ yếu đến từ các mã vốn hóa vừa trong khi các quỹ thường nắm cổ vốn hóa lớn. Theo đó, ông Tuấn cho rằng câu chuyện chốt NAV mang yếu tố tâm lý nhiều. Hiện tại, các quỹ cũng không đồng loạt chốt NAV vào một ngày cố định mà có lịch chốt NAV khá đa dạng.

Nhìn chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giữ giá cho cổ phiếu. Vùng 1,200 - 1,240 là vùng điểm tốt để nhà đầu tư tích lũy cổ phiếu. Khi các thông tin về lãi suất, lạm phát ổn định trở lại thì thị trường mới có động lực tăng trở lại.

Điểm tích cực là lạm phát trên thế giới đang dần tạo đỉnh, giá hàng hóa giảm cũng như áp lực lãi suất dịu trở lại. Có thể thị trường sẽ tạo đáy ở quanh vùng hiện tại.

Tới thời chọn cổ phiếu ngành sản xuất, tiêu dùng

Theo ông Hùng, PE hiện tại của thị trường ở mức 12 - 13 lần, với mức tăng EPS dự báo là 20% thì PE cuối năm sẽ chỉ là 10 lần ngang bằng mức đáy năm 3/2020. Đây là cơ hội tốt để mua vào, nhà đầu tư nên giải ngân theo hướng tích lũy tích sản.

Định hướng hạn chế kênh đầu cơ thì nhà đầu tư nên chọn các doanh nghiệp có triển vọng tốt, nền tảng dòng tiền tốt, cổ tức đều đặn.

Việc lựa chọn cổ phiếu cực kỳ quan trọng, cần chú ý thanh khoản cổ phiếu để có thể mua bán dễ dàng chứ không phải đặt lệnh mua ở mức giá cao và bán ở mức giá thấp vì cổ phiếu không có thanh khoản.

Giai đoạn này nhà đầu tư nên chọn các doanh nghiệp chuyên về sản xuất có nền tảng cơ bản tốt, đầu ngành, không vay nợ nhiều. Ông Hùng gợi ý thêm có thể theo dõi các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh hàng tháng để có cái nhìn sát sao hơn về doanh nghiệp thay vì phải dự báo theo từng quý.

Đối với nhóm ngành tài chính – ngân hàng, ông Hùng đánh giá ngân hàng vẫn được dự báo tăng trưởng tốt nhưng còn nhiều vấn đề như tăng lãi suất huy động làm tăng chi phí đầu vào, nợ xấu… Nhóm này đã lâu chưa có sóng nên dòng tiền lớn từ nhà đầu tư đang rất nóng lòng chờ đợi.

Ông Tuấn cũng cho rằng đây là thời điểm tốt để xuống tiền với cái nhìn dài hạn. Nhà đầu tư nên chọn các doanh nghiệp có tăng trưởng kết quả kinh doanh và cổ tức tiền mặt, dùng tiền đó để tái đầu tư.

Vị chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư chọn các nhóm ngành như bán lẻ, điện, tiêu dùng và không nên ưu tiên các nhóm có hoạt động liên quan tới giá hàng hóa. Đối với nhóm chứng khoán, nhà đầu tư nên xuống tiền khi thị trường tạo đáy thanh khoản.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 05/07: Test ngưỡng 1,160 trong ngắn hạn? (04/07/2022)

>   Triển vọng của cổ phiếu PVT, GEG và DHG (04/07/2022)

>   Góc nhìn tuần 04 - 08/07: Rủi ro ngắn hạn đã giảm dần? (03/07/2022)

>   Nhà đầu tư nên áp dụng chiến lược nào trong bối cảnh giá dầu, hàng hóa tăng cao? (01/07/2022)

>   Bà Hoàng Việt Phương (SSI): Đây là thời điểm rất thuận lợi nếu muốn đầu tư dài hạn (01/07/2022)

>   Góc nhìn 01/07: VN-Index tích lũy quanh ngưỡng 1,200 điểm? (30/06/2022)

>   Chuyên gia bình luận gì về việc rút ngắn chu kỳ thanh toán T+2? (30/06/2022)

>   Góc nhìn 30/06: Phân hóa? (29/06/2022)

>   TS Đinh Thế Hiển: Thị trường trái phiếu mới đưa về chuẩn chứ chưa phải siết (29/06/2022)

>   HSBC: Việt Nam và Malaysia có tỷ trọng FDI trên GDP cao nhất Đông Nam Á (29/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật