Chủ Nhật, 05/06/2022 20:53

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam không chọn nền kinh tế đóng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam không chọn nền kinh tế đóng, mà cố gắng phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực hội nhập quốc tế.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 chiều 05/06, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh qua hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đối diện rất nhiều biến cố từ cả bên ngoài lẫn nội tại.

Tuy nhiên, đến nay, kể cả trong và sau đại dịch, đất nước vẫn giữ được ổn định trong thế giới biến động, củng cố niềm tin để Việt Nam tiếp tục xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập quốc tế.


Thủ tướng đặt ra 6 nhiệm vụ cho nền kinh tế độc lập ảnh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Để thực hiện chủ trương này, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ trước hết phải tạo môi trường hòa bình, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị xã hội, ổn định môi trường pháp lý, tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng.

Thứ hai, Chính phủ hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đồng bộ, hiện đại, hội nhập, phù hợp với cam kết quốc tế, thông qua phát triển đồng bộ các loại thị trường bảo vệ doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân.

Thứ ba, muốn có nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập sâu rộng, hiệu quả thì phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế như thu chi, xuất nhập khẩu, lương thực thực phẩm, năng lượng và lao động.

Đồng thời, phối hợp đồng bộ, hiệu quả, linh hoạt các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác cũng như tăng cường năng lực phân tích, dự báo nhằm kịp thời ứng phó với những biến động, cú sốc từ bên ngoài.

"Cần chú trọng bảo đảm hài hòa giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn; khắc phục bất cập của các thị trường này, xử lý nghiêm các sai phạm nhưng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, nhà đầu tư chân chính, đúng pháp luật", lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng một cách thực chất, hiệu quả hơn, thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, đa dạng hóa chuỗi cung ứng; song song với huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, phát huy vai trò của doanh nghiệp.

Cuối cùng, người đứng đầu Chính phủ lưu ý các bộ ngành chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng cạnh tranh khu vực và nâng cao hiệu quả hệ thống quản trị quốc gia hiện đại.

"Việt Nam khẳng định chủ trương nhất quán là không lựa chọn nền kinh tế đóng mà luôn kiên định đường lối đổi mới, mở cửa, chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả", Thủ tướng kết luận.

Đông Tư

FILI

Các tin tức khác

>   Kinh tế Việt Nam đang trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh (05/06/2022)

>   Muốn kinh tế thành công thì hãy làm như bóng đá (05/06/2022)

>   Các sàn TMĐT khắc phục điểm yếu của năm 2021 ra sao? (04/06/2022)

>   Vẫn còn vướng cơ chế cho doanh nghiệp vay vốn để phục hồi (04/06/2022)

>   Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 có gì mới? (04/06/2022)

>   Sớm có phương án xử lý dứt điểm 7 trạm BOT "treo" nhiều bất cập (03/06/2022)

>   DDG lên kế hoạch lợi nhuận 2022 tăng 70%, phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 18% (03/06/2022)

>   Doanh nghiệp vận tải trước bão giá xăng dầu: Hết ngưỡng chịu đựng (03/06/2022)

>   TP.HCM có tỉ lệ giải ngân thấp do nhà thầu 'càng làm càng lỗ' (02/06/2022)

>   Đại biểu Quốc hội kiến nghị cần thiết đầu tư phát triển vận tải đường thủy nội địa (02/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật