Thứ Năm, 02/06/2022 13:31

Đại biểu Quốc hội kiến nghị cần thiết đầu tư phát triển vận tải đường thủy nội địa

Đưa ra ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Duy Thanh khẳng định vận chuyển qua đường thủy có nhiều ưu điểm: Chi phí vận chuyển rẻ hơn so với đường bộ truyền thống; vận chuyển được nhiều loại hàng hóa, hàng cồng kềnh với khối lượng lớn; tuyến đường di chuyển thông thoáng, thời gian kiểm soát rút ngắn, năng lực vận chuyển cao nên hàng hóa lưu thông nhanh sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành hệ thống logistics, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển xanh và bền vững.

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh – Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh đề nghị Chính phủ tiếp tục có chính sách ưu tiên để phát triển giao thông đường thủy nội địa nhằm tận dụng ưu thế, điều kiện tự nhiên của quốc gia, phát triển giao thông đường thủy phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Đại biểu cũng đề nghị cần kết nối đường thủy nội địa với các cảng biển lớn của cả nước, tăng đầu tư cho cảng thủy, nội địa, cấp giấy phép cho thành phần kinh tế tư nhân tham gia đăng kiểm phương tiện thủy nội địa như đường bộ, để tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

Ngoài ra, đại biểu cũng chỉ rõ, Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Do đó, đề nghị đẩy nhanh triển khai các dự án cảng sông, các cầu vượt sông theo chủ trương đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định này.

Tập trung phát triển nguồn nhân lực, khai thác đồng bộ hạ tầng giao thông

Đại biểu Nguyễn Thanh Phương - Đoàn ĐBQH Tp. Cần Thơ

Cho ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thanh Phương bày tỏ ấn tượng với kết quả tăng trưởng kinh tế cuối năm 2021 và quý I năm 2022 của đất nước. Đại biểu đánh giá cao những quyết sách đúng đắn về chiến lược tiêm vắc xin cho người dân; việc ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; các gói chính sách phục hồi kinh tế sớm, tạo đà tăng trưởng được trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường; việc mở cửa du lịch, bỏ khai báo y tế người nhập cảnh…

Đại biểu cho biết, trong thời gian qua có nhiều quyết định quan trọng đối với Đồng bằng sông Cửu Long được Đảng, Quốc hội, Chính phủ ban hành như Nghị quyết số 13-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết 45/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, để phát triển hiệu quả hạ tầng giao thông của khu vực này, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục có thêm các chương trình, các cơ chế chính sách phù hợp để vùng có thể khai thác đồng bộ hạ tầng giao thông.

Bên cạnh đó, quan tâm về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đại biểu cho biết, theo các báo cáo của Chính phủ thì lao động qua đào tạo nói chung chỉ chiếm 65%- 66 %. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về lực lượng lực lượng lao động này thì thấy chưa phản ánh về chất lượng nguồn nhân lực; mất cân đối giữa nguồn lực, vừa thiếu, vừa thừa, trong điều kiện chuyển đổi sang công nghệ mới, công nghệ cao, chuyển đổi số công nghiệp 4.0 đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao hơn.

Từ phân tích trên, đại biểu kiến nghị Chính phủ giao cho các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu sâu về thực trạng nguồn nhân lực để xuất sắc giải pháp thay đổi phương thức đào tạo, phân loại và đánh giá trình độ người lao động, yêu cầu trình độ lao động một số lĩnh vực theo bối cảnh mới để có giải pháp kịp thời nhằm tránh nút thắt về nguồn lực nhân lực có thể xảy ra trong tương lai.

Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tại Đồng bằng sông Cửu Long

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Đoàn ĐBQH An Giang

Tham gia ý kiến thảo luận, đại biểu Trần Thị Thanh Hương cho biết, vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tích cực khẩn trương xây dựng hoàn thiện các thể chế, triển khai các chính sách ưu tiên có tính chất đặc thù cho Đồng bằng sông Cửu Long, nhanh chóng đưa Nghị quyết của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống, góp phần đưa Đồng bằng sông Cửu Long vươn lên mạnh mẽ, phát triển cùng đất nước.

Khẳng định công nghiệp chế biến đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới, đại biểu kiến nghị Chính phủ cần có chính sách mạnh mẽ hơn trong việc thu hút đầu tư vào khâu chế biến nông sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có cơ chế chính sách ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, thủy sản, đầu tư cho phát triển hệ thống logistics, nhất là những kho trữ lạnh để giải quyết vấn đề bảo quản nông sản vào những thời điểm thu hoạch cao điểm.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm đầu tư, hỗ trợ cho Đồng bằng sông Cửu Long thông qua những việc làm cụ thể như hỗ trợ cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ cung cấp thông tin, dự báo thị trường, giúp cho nông dân kịp thời điều chỉnh sản xuất cho phù hợp.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Đại biểu Quốc hội: Cần tăng cường năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế (02/06/2022)

>   Bộ Giao thông vận tải được bổ sung định khung giá một số dịch vụ hàng không (02/06/2022)

>   TP Hồ Chí Minh giải trình các vấn đề về thu phí hạ tầng cảng biển (01/06/2022)

>   Ba năm sau vụ Asanzo, thôi không làm Nghị định 'Made in VietNam' (01/06/2022)

>   Luật dữ liệu: Bài toán niềm tin (31/05/2022)

>   Phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Nhu cầu logistics rất lớn (31/05/2022)

>   Bất ngờ ông chủ 8X công ty 6 tháng tuổi muốn làm siêu dự án 47.000 tỷ đồng (31/05/2022)

>   Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không có cơ sở để hủy bỏ quy hoạch điện hạt nhân Ninh Thuận (31/05/2022)

>   Giá xăng dự báo tiếp tục tăng (31/05/2022)

>   Doanh nghiệp cao su kín đơn hàng đến cuối năm (31/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật