Thứ Năm, 30/06/2022 20:00

Thị trường chứng quyền 01/07/2022: Sắc đỏ tiếp tục lan rộng?

Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/06/2022, toàn thị trường có 91 mã giảm, 9 mã tăng và 24 mã đứng giá. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng hơn 1.3 triệu đơn vị.

I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG QUYỀN

Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/06/2022, toàn thị trường có 91 mã giảm, 9 mã tăng và 24 mã đứng giá.

Sau giai đoạn giằng co, lực bán bắt đầu lớn dần khiến chỉ số VN-Index liên tục lao dốc và rơi khỏi mốc 1,200 điểm. Tâm lý bi quan cũng lan sang thị trường chứng quyền, trong đó các chứng quyền FPT, HDB, MBB, KDH, MWG, VPB, TPB xuất hiện nhiều mã giảm sâu như CVPB2206 (-56.19%), CTPB2202 (-50%), CHPG2206 (-44.44%)…

Ở chiều ngược lại, sắc xanh vẫn tập trung ở nhóm chứng quyền VNM với CVNM2205 tăng 9.09%, CVNM2206 tăng 8.14%, CVNM2201 tăng 7.41%, CVNM2204 tăng 1.32%.

Khối lượng giao dịch của thị trường trong phiên hôm nay đạt 26.4 triệu đơn vị, giảm 16.71%; giá trị giao dịch đạt 20.6 tỷ đồng, tăng 13.43% so với phiên trước. Trong đó, CSTB2211 là mã chứng quyền dẫn đầu thị trường về khối lượng, CFPT2203 dẫn đầu về giá trị giao dịch.

Thanh khoản sôi động của thị trường đang tập trung ở các nhóm chứng quyền có thời gian đáo hạn vào tháng 7, 8, 10 và 11. Trong khi đó, các chứng quyền đáo hạn tháng 9, 12 và tháng 01/2023 thanh khoản vẫn khá thấp.

Về giao dịch khối ngoại, khối này tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng hơn 1.3 triệu đơn vị. Trong đó, CMBB2207CHPG2210 là hai mã chứng quyền bị bán ròng nhiều nhất.

Số lượng chứng quyền của thị trường trong phiên hôm nay giảm từ 128 mã xuống còn 124 mã do có 4 mã chứng quyền của SSI đến ngày đáo hạn.

Công ty Chứng khoán (CTCK) KIS đang là tổ chức phát hành có nhiều chứng quyền nhất trên thị trường với 60 mã, theo sau là CTCK HSC với 22 mã, CTCK VND với 10 mã, CTCK MBS có 9 mã…

Nguồn: VietstockFinance

II. ĐỊNH GIÁ CÁC CHỨNG QUYỀN

Dựa trên phương pháp định giá phù hợp với thời điểm khởi đầu là ngày 01/07/2022, mức giá hợp lý của các chứng quyền đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:

Nguồn: VietstockFinance

Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại chứng quyền.

Theo định giá trên, CMWG2203CNVL2203 hiện là hai mã chứng quyền có mức định giá hấp dẫn nhất.

Những mã chứng quyền có effective gearing càng cao thì biến động tăng/giảm theo chứng khoán cơ sở thường sẽ càng lớn. Hiện CPDR2202CPDR2201 là hai mã chứng quyền có tỷ lệ effective gearing cao nhất thị trường ở mức lần lượt là 11.5 và 11.08 lần.

Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 30/06: Rơi nhanh và sâu, NĐT lại trở tay không kịp (30/06/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 30/06/2022: Cần thêm những tín hiệu tích cực (29/06/2022)

>   Vietstock Daily 30/06/2022: Sự thận trọng tăng cao (29/06/2022)

>   Thị trường chứng quyền 30/06/2022: CMWG2203 và CNVL2203 đang được định giá hấp dẫn (29/06/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 29/06: Thị trường phân hóa, thanh khoản hụt hơi (29/06/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 29/06/2022: Nhà đầu tư giao dịch sôi động trở lại (28/06/2022)

>   Vietstock Daily 29/06/2022: Triển vọng tích cực trong ngắn hạn (28/06/2022)

>   Thị trường chứng quyền 29/06/2022: Sắc xanh đang quay trở lại (28/06/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 28/06: Một ngày xanh đẹp (28/06/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 28/06/2022: Tín hiệu lạc quan xuất hiện trở lại (27/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật