Thứ Tư, 22/06/2022 09:54

Nomura: Lạm phát thực phẩm ở châu Á có thể tăng mạnh hơn

Giá thực phẩm ở châu Á có thể tăng cao hơn trong vài tháng tới, trong đó Singapore, Hàn Quốc, Philippines có khả năng chứng kiến mức tăng mạnh nhất, theo Nomura Holdings.

Trong báo cáo công bố vào ngày 20/06, Nomura Holdings cho biết trong tháng 5, giá thực phẩm ở châu Á (trừ Nhật Bản) đã tăng 5.9% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn đáng kể so với mức 2.7% hồi tháng 12.

Lạm phát có thể tăng nhanh hơn trong nửa cuối năm, do độ trễ khoảng 6 tháng giữa biến động giá lương thực toàn cầu và tác động của chúng lên châu Á. Ngoài ra, tình trạng phong toả do Covid-19 tại Trung Quốc, dịch tả lợn ở Thái Lan và các đợt nắng nóng tại Ấn Độ càng làm mọi thứ thêm tồi tệ.

"Nhận thức của người tiêu dùng về lạm phát đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi giá của các nhu yếu phẩm, chẳng hạn như thức ăn. Điều này có thể kéo theo lạm phát kỳ vọng leo thang", Nomura Holdings đánh giá, đồng thời nói thêm rằng Jakarta và Manila đã phải tăng mức lương tối thiểu để bù đắp cho chi phí sinh hoạt cao hơn.

Lạm phát đang lan rộng ra nhiều mặt hàng, từ ngũ cốc, dầu ăn sang thịt, thực phẩm chế biến và cả dịch vụ ăn uống bên ngoài. Gạo - vốn vẫn giữ được giá cả ổn định nhờ lượng dự trữ dồi dào - có thể sẽ là hàng hoá tiếp theo điều chỉnh giá nếu nhu cầu tăng cao khi các nước lựa chọn thay thế cho lúa mì.

Đó là những tín hiệu cảnh báo với các nước nhập khẩu thực phẩm lớn như Singapore. Đảo quốc sư tử được dự báo chứng kiến lạm phát lương thực tăng gấp đôi, đạt 8.2% trong nửa cuối năm tới. Cũng theo ước tính của Nomura, lạm phát Ấn Độ có thể sẽ đạt mức tăng mạnh nhất, lên 9.1% do chi phí nguyên liệu đầu vào tăng.

Nomura cho rằng tác động từ lạm phát sẽ đẩy nhanh quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ tại khu vực này.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   CEO Deutsche Bank: Lạm phát là "liều thuốc độc" đối với kinh tế toàn cầu (22/06/2022)

>   Thành phố đếm ngược đến ngày hết nước (22/06/2022)

>   BoK: Lạm phát năm 2022 có thể lên mức cao nhất trong 14 năm (21/06/2022)

>   Chính sách lãi suất của Fed trước 'lằn ranh đỏ' của kinh tế Mỹ (21/06/2022)

>   Wall Street Journal: Nền kinh tế Mỹ có thể suy thoái trong năm tới (21/06/2022)

>   Hơn 100 công ty châu Âu vẫn làm ăn ở Nga, ông Putin tuyên bố sẵn sàng hợp tác (21/06/2022)

>   Trung Quốc nhập khẩu dầu từ Nga mức kỷ lục (20/06/2022)

>   Moody’s Analytics: Tăng trưởng GDP toàn cầu dự báo đạt 2,8% năm 2022 (20/06/2022)

>   Bộ trưởng Janet Yellen: Kinh tế Mỹ vẫn có khả năng thoát suy thoái (20/06/2022)

>   Mỹ: Thông báo sa thải dồn dập thổi bùng lo ngại về suy thoái kinh tế (20/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật