Thứ Tư, 22/06/2022 08:59

CEO Deutsche Bank: Lạm phát là "liều thuốc độc" đối với kinh tế toàn cầu

Theo Christian Sewing, CEO Deutsche Bank, châu Âu và Mỹ hiện đối mặt với khả năng suy thoái cao do các ngân hàng trung ương buộc phải mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đều đã chuyển sang chế độ kiềm chế lạm phát vào tuần trước, với các mức độ khác nhau.

Lạm phát giá tiêu dùng trong khu vực đồng tiền chung euro đạt mức cao kỷ lục (8.1%) trong tháng 5 và ECB đã xác nhận ý định bắt đầu tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 7 sắp tới của họ.

Giới lãnh đạo NHTW và các nhà kinh tế trên khắp thế giới đã thừa nhận rằng việc thắt chặt mạnh mẽ có nguy cơ đẩy các nền kinh tế vào suy thoái, với tăng trưởng đã chậm lại do nhiều yếu tố khác nhau trên toàn cầu.

Do có vị trí gần với chiến trường Nga - Ukraine và phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, châu Âu đặc biệt dễ bị tổn thương bởi cuộc xung đột này và việc Nga có thể cắt nguồn cung khí đốt.

“Một điều rõ ràng là nếu dòng khí đốt Nga bị ngừng đột ngột, khả năng suy thoái đến sớm hơn rõ ràng là cao hơn rất nhiều. Không có gì phải nghi ngờ về điều đó”, Sewing nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn độc quyền.

“Tuy nhiên, tôi muốn nói rằng về tổng thể, chúng ta có một tình huống đầy thách thức đến mức xác suất suy thoái xảy ra ở Đức, hoặc ở châu Âu vào năm 2023 hay một năm sau nữa, là cao hơn những gì chúng ta đã thấy trong bất kỳ năm nào trước đó, và đó không chỉ là tác động của cuộc chiến khủng khiếp này, mà hãy nhìn vào lạm phát, xem điều đó có ý nghĩa gì đối với chính sách tiền tệ”.

Cùng với lạm phát bắt nguồn từ cuộc chiến ở Ukraine và những lệnh trừng phạt liên quan đối với Nga, các chuỗi cung ứng cũng bị gặp trở ngại bởi nhu cầu mạnh trở lại sau đại dịch và việc áp dụng lại các biện pháp kiểm soát Covid-19, mà đáng chú ý nhất là ở Trung Quốc.

“Đó là một tình huống đầy thách thức, trong đó có ba, bốn yếu tố có thể tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế, và tất cả những điều đó kết hợp với nhau thành một vào cùng một thời điểm, nghĩa là có đủ áp lực và rất nhiều áp lực đối với nền kinh tế, do đó khả năng suy thoái xảy ra ở châu Âu, cũng như ở Mỹ, là khá cao”, Sewing nói.

Với sự kết hợp của những thách thức này, Sewing cho biết ông ngày càng không muốn dựa vào các mô hình truyền thống khi nền kinh tế hiện phải đối mặt với “cơn bão hoàn hảo” gồm “ba hoặc bốn đòn bẩy thực sự có thể gây ra suy thoái”.

Tuy nhiên, ông Sewing cho biết lạm phát là mối quan ngại lớn nhất.

“Tôi có thể nói rằng lạm phát là điều thực sự khiến tôi lo lắng nhất, do đó tôi nghĩ rằng tín hiệu mà chúng tôi nhận được từ các ngân hàng trung ương, cho dù đó là Fed hay giờ là ECB, là tín hiệu đúng đắn”, ông nói. “Chúng ta cần chống lạm phát vì nó là liều thuốc độc lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu”.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Thành phố đếm ngược đến ngày hết nước (22/06/2022)

>   BoK: Lạm phát năm 2022 có thể lên mức cao nhất trong 14 năm (21/06/2022)

>   Chính sách lãi suất của Fed trước 'lằn ranh đỏ' của kinh tế Mỹ (21/06/2022)

>   Wall Street Journal: Nền kinh tế Mỹ có thể suy thoái trong năm tới (21/06/2022)

>   Hơn 100 công ty châu Âu vẫn làm ăn ở Nga, ông Putin tuyên bố sẵn sàng hợp tác (21/06/2022)

>   Trung Quốc nhập khẩu dầu từ Nga mức kỷ lục (20/06/2022)

>   Moody’s Analytics: Tăng trưởng GDP toàn cầu dự báo đạt 2,8% năm 2022 (20/06/2022)

>   Bộ trưởng Janet Yellen: Kinh tế Mỹ vẫn có khả năng thoát suy thoái (20/06/2022)

>   Mỹ: Thông báo sa thải dồn dập thổi bùng lo ngại về suy thoái kinh tế (20/06/2022)

>   Đức mở lại các nhà máy nhiệt điện than khi nguồn cung khí từ Nga suy giảm (20/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật