Thứ Bảy, 25/06/2022 15:11

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ do FED tăng mạnh lãi suất

Mới đây, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất lên mức 1,75% như một biện pháp nhằm kìm hãm lạm phát tiếp tục tăng và đây là nguyên nhân khiến Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ. Nhưng, theo IMF, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ không rơi vào suy thoái.

Hàng hóa bày bán tại một siêu thị ở St. Louis, Missouri, Mỹ. Ảnh: REUTERS/TTXVN

Trong đánh giá hằng năm về kinh tế Mỹ, IMF dự báo GDP của Mỹ sẽ tăng trưởng 2,9% trong năm 2022, thấp hơn so với mức 3,7% đưa ra vào hồi tháng 4. IMF cũng giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ từ mức 2,3% xuống còn 1,7% trong năm 2023, đồng thời cho rằng tốc độ tăng trưởng nước này sẽ chậm lại, chỉ ở mức 0,8% trong năm 2024.

Trước đó, tháng 10 năm ngoái, trước khi làn sóng COVID-19 do biến thể Omicron lây lan trên toàn thế giới, thể chế tài chính này đã dự đoán tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ đạt mức 5,2% trong năm nay.

Trong một tuyên bố, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva nhận định rất ít khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, song lưu ý triển vọng kinh tế nước này ghi nhận sự bất ổn ở mức cao. Theo bà Georgieva, nền kinh tế Mỹ tiếp tục hồi phục sau đại dịch và các cú sốc lớn từ cuộc xung đột tại Ukraine cũng như việc Trung Quốc thực hiện lệnh phong tỏa để phòng chống dịch đang ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế này. Bà cảnh báo những cú sốc tiêu cực hơn nữa sẽ khiến kinh tế Mỹ khó khăn hơn. 

Lạm phát tại Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 40 năm qua và mới đây FED đã tăng lãi suất lên mức 1,75% như một biện pháp nhằm kìm hãm lạm phát tiếp tục tăng. Bà Georgieva đánh giá nhiệm vụ đưa lãi suất về mức thấp và ổn định phụ thuộc vào FED và việc cơ quan này muốn đưa lãi suất qua đêm tăng lên mức 3,5% - 4% là chính sách đúng đắn nhằm hạ đà tăng của lạm phát. Theo người đứng đầu IMF, cách tiếp cận này sẽ tạo ra những điều kiện tài chính chặt chẽ giúp Mỹ nhanh chóng hạ nhiệt lạm phát.

Bà cũng nhấn mạnh IMF ủng hộ gói chi tiêu trị giá 1.900 tỷ USD mang tên "Build Back Better" của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy chương trình an sinh xã hội, bởi kế hoạch này sẽ giúp tái định hình kinh tế Mỹ bằng cách tăng cường vai trò của lực lượng lao động, giảm thiếu tình trạng chuỗi cung ứng tắc nghẽn  và thúc đẩy đầu tư, sáng tạo. Tổng Giám đốc IMF cũng ủng hộ kế hoạch Mỹ dỡ bỏ một số thuế nhập khẩu vốn được thực hiện trong 5 năm qua, trong đó có các thuế nhằm vào hàng hóa của Trung Quốc, thuế sắt, thép, máy giặt và tấm pin Mặt Trời.

Thanh Hương

TTXVN

Các tin tức khác

>   Kinh tế Nga đang đứng vững trước lệnh trừng phạt, nhưng kéo dài được bao lâu? (25/06/2022)

>   Tín hiệu đáng ngại về kinh tế thế giới (25/06/2022)

>   Tương lai nào đang chờ đợi kinh tế Mỹ? (25/06/2022)

>   Thế nào là “suy thoái”? (24/06/2022)

>   Nếu suy thoái kinh tế xảy ra...  (24/06/2022)

>   "Cơn bão" giá dầu và những hệ lụy đối với nền kinh tế toàn cầu (24/06/2022)

>   Mối lo Mỹ rơi vào suy thoái phủ bóng đen lên kinh tế toàn cầu (24/06/2022)

>   Thị trường nhà ở Mỹ có dấu hiệu 'vỡ bong bóng'? (24/06/2022)

>   Đâu là mối đe dọa lớn nhất với kinh tế Trung Quốc? (23/06/2022)

>   Thủ tướng Sri Lanka: Nền kinh tế đang “sụp đổ hoàn toàn” (23/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật