Thứ Bảy, 04/06/2022 08:24

EU chính thức thông qua lệnh cấm vận dầu từ Nga

Ngày 03/06, EU thông qua gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga vì chiến dịch quân sự ở Ukraine, trong đó có lệnh cấm vận dầu.

Gói trừng phạt này sẽ dần loại bỏ việc nhập khẩu dầu thô của Nga qua đường biển trong 6 tháng tới và đối với nhập khẩu dầu tinh chế là trong 8 tháng. Năm 2021, khối này nhập khẩu khoảng 51.5 tỷ USD dầu thô và 24.7 tỷ USD với sản phẩm dầu tinh chế từ Nga.

Trong thông báo, EU cho biết gói trừng phạt mới sẽ tạm thời miễn trừ cho các quốc gia châu Âu phụ thuộc nhiều vào dầu Nga vận chuyển qua đường ống, cho phép họ tiếp tục nhận dầu thô từ Nga. Tuy nhiên, các quốc gia được hưởng miễn trừ bị hạn chế bán lại dầu Nga cho bên thứ ba hoặc các nước châu Âu khác.

Trong khi đó, Bulgaria sẽ được phép nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu Nga bằng đường biển tới cuối năm 2024 do "địa lý đặc thù". Bên cạnh đó, Croatia được phép nhập khẩu dầu nhớt Nga, sản phẩm cần thiết cho các hoạt động của nhà máy lọc dầu nước này, đến cuối năm 2023.

Trong gói trừng phạt mới nhất, EU cũng cấm các nhà khai thác trong khối tài trợ hoặc bảo hiểm vận chuyển dầu Nga tới các nước bên thứ ba.

"Điều này sẽ cực kỳ làm khó Nga trong việc tiếp tục xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu của họ tới phần còn lại của thế giới", Hội đồng châu Âu nhận định.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Ursula von der Leyen đã đề xuất về lệnh cấm vận này sau khi Mỹ – vốn ít phụ thuộc vào dầu từ Nga hơn – đưa ra lệnh cấm vận tương tự. Trước đó, các lãnh đạo EU đã đạt thỏa thuận về lệnh cấm vận Nga trong ngày 30/05 và sau đó gửi tài liệu về gói trừng phạt tới 27 nước thành viên để thông qua về mặt pháp lý.

Bà cho biết lệnh trừng phạt sẽ "cắt giảm khoảng 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga tới EU vào cuối năm nay".

Vũ Hạo (Theo The Hill)

FILI

Các tin tức khác

>   Giá dầu WTI tăng mạnh bất chấp kế hoạch nâng sản lượng mạnh hơn của OPEC+ (04/06/2022)

>   Bộ Công Thương yêu cầu làm rõ thông tin về vấn đề nhập khẩu và giá xăng dầu của Malaysia (03/06/2022)

>   Việt Nam khó nhập xăng của Malaysia giá 13.000 đồng/lít (03/06/2022)

>   Bóng ma khủng hoảng năng lượng thập niên 70 đang tái hiện (03/06/2022)

>   Cân nhắc bỏ thuế bảo vệ môi trường giúp giá xăng dầu hạ nhiệt (03/06/2022)

>   Giá dầu vẫn tăng dù OPEC+ quyết định nâng sản lượng nhanh hơn (03/06/2022)

>   OPEC+ nhất trí nâng sản lượng nhanh hơn dự báo ở mức 648,000 thùng/ngày (02/06/2022)

>   Giá xăng Việt Nam xếp thứ bao nhiêu thế giới? (02/06/2022)

>   Giá chỉ 13.000 đồng/lít, Malaysia muốn xuất khẩu xăng sang Việt Nam (02/06/2022)

>   Vì sao giá xăng tại Mỹ tăng kỷ lục? (02/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật